Nông nghiệp ứng phó (thông minh) với biến đổi khí hậu (CSA – Climate Smart

Một phần của tài liệu lotus_thesis_2017 (Trang 40 - 51)

2.2.2.1 Khái niệm

CSA quốc tế

Khái niệm nông nghiệp ứng phó BĐKH hay còn gọi nông nghiệp thông minh với BĐKH (gọi tắt là CSA) lần đầu tiên được FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) đưa ra năm 2010, trong một báo cáo đề dẫn tại Hội nghị toàn cầu về nông nghiệp, ANLT và BĐKH tại Hague [26]. Kể từ đó, khái niệm này đã thu hút sự chú ý ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế trong các tọa đàm về BĐKH và ANLT. Liên minh toàn cầu về nông nghiệp thích ứng với khí hậu (GACSA – Global Alliance for Climate Smart Agriculture) đã được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH năm 2014 nhằm mục đích “cải thiện tình trạng ANLT và dinh dưỡng của cộng đồng quốc tế bằng việc hỗ trợ các chính phủ, nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và xã hội dân sự cũng như các tổ chức quốc tế và các khu vực điều chỉnh những thực hành nông nghiệp, phát triển và mở rộng các hệ thống sản xuất và các chính sách nhằm ứng phó tốt với

BĐKH và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.

CSA Việt Nam

Là nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường có tính đến các vấn đề của BĐKH, nhằm đạt các mục tiêu phát triển cả ngắn hạn và dài hạn trong bối cảnh BĐKH.

pg. 30 Sinh viên Phạm Thị Quỳnh Ngọc – GVHD ThS. Võ Thị Minh Hoàng

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

CSA thực chất là nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường có tính đến các vấn đề của BĐKH. [6]

2.2.2.2 Mục tiêu

FAO coi nông nghiệp thông minh với khí hậu là một phương pháp tiếp cận lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh BĐKH.

CSA hướng tới đồng thời cả 3 mục tiêu: (i) ANLT bền vững, thông qua tăng trưởng sản xuất lương thực, và tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế, (ii) tăng khả năng thích ứng với BĐKH của các hệ thống sản xuất nông nghiệp và (iii) giảm phát thải KNK từ các hoạt động nông nghiệp.

2.2.2.3 Ba trụ cột của CSA

Hình 2.3 Ba trụ cột của nông nghiệp ứng phó BĐKH [5]

Các mô hình CSA cũng hướng tới 3 mục tiêu trên: 

Tăng trưởng sản xuất, đảm bảo ANLT: tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế, qua

đó góp phần đảm bảo ANLT về dài hạn.

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

Tăng khả năng thích ứng với BĐKH: tăng khả năng chống chịu, giảm nguy cơ bị tổn thương của cây trồng, vật nuôi do tác động của các điều kiện bất lợi về khí hậu, đảm bảo thu nhập cả trong điều kiện khí hậu biến đổi bất lợi.

Tăng khả năng giảm thiểu: tăng khả năng làm giảm nguy cơ xảy ra BĐKH và giảm mức độ BĐKH, bằng cách giảm hoặc loại bỏ phát thải KNK, hoặc thu hồi KNK từ khí quyển.

Thích ứng biến đổi khí hậu

Thích ứng là làm giảm mức độ bị tổn thương hoặc tránh không bị tổn thương do tác động của BĐKH. Có thể thích ứng bằng cách:

Ứng dụng các giải pháp tránh các nguy cơ bị tác động của BĐKH: đây là cách hiệu quả nhất, tránh không để cây trồng, vật nuôi bị tác động bởi các điều kiện thời tiết bất lợi. Muốn làm được điều này cần xác định được nguy cơ ảnh hưởng của BĐKH tới SXNN để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên, tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thay đổi lịch gieo trồng một cách phù hợp, nhằm tránh cho cây trồng, vật nuôi không bị “hiện diện” trong vùng bị ảnh hưởng của BĐKH khi ở vào các giai đoạn mẫn cảm.

Giảm mức độ bị tổn thương do BĐKH: khi không tránh được, khi bắt buộc phải để cây trồng, vật nuôi hiện diện trong điều kiện có những biến động cực đoan của thời tiết, có thể ứng dụng các giải pháp phù hợp để làm giảm mức độ bị thiệt hại. Chẳng hạn như sử dụng các giống chịu hạn, chịu mặn, chịu rét, chịu ngập úng, v.v., xây dựng các hệ thống tưới tiêu phù hợp để có thể quản lý nước tưới một cách hiệu quả nhất, cải tạo độ phì nhiêu của đất (tăng độ mùn, tăng khả năng giữ nước của đất…) để giúp cây trồng có thể phục hồi nhanh nhất sau khi bị tác động bởi những biến động của thời tiết, ứng dụng các kỹ thuật quản lý cây trồng, vật nuôi thích hợp làm cho cây trồng, vật nuôi khỏe mạnh, có khả năng chống chịu tốt, nuôi trồng đa dạng các cây, các con nhằm giảm nguy cơ thất thu hoàn toàn.

Tăng khả năng thích nghi với BĐKH: thông qua việc xây dựng và thực hiện các biện pháp, các chiến lược phù hợp, đa dạng hóa các hoạt động tạo nguồn thu cho nông hộ, đa dạng các hệ thống sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng các kỹ thuật nông nghiệp phù hợp, sử dụng hiệu quả nguồn vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV, v.v.).

pg. 32 Sinh viên Phạm Thị Quỳnh Ngọc – GVHD ThS. Võ Thị Minh Hoàng

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

Giảm thiểu biến đổi khí hậu

Giảm thiểu BĐKH bằng cách giảm năng lượng KNK phát thải từ các hệ thống SXNN và/hoặc hấp thụ KNK từ bầu khí quyển và tích giữ lại ở trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Có 3 cách để nông nghiệp giảm thiểu BĐKH:

Giảm phát thải KNK Tránh phát thải KNK Loại bỏ phát thải KNK

1) Giảm phát thải KNK

Các KNK phát thải chính từ nông nghiệp gồm CO2, CH4 và NO2. Bằng việc áp dụng các thực hành tạo ra ít các khí này, nông nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu BĐKH. Các thực hành nông nghiệp giúp giảm phát thải KNK bao gồm:

Làm đất: áp dụng các kỹ thuật hạn chế đất phát thải carbon vào không khí. Ví dụ, các kỹ thuật của nông nghiệp bảo tồn.

Bón phân: tránh bón quá nhiều phân, nhất là phân đạm và phân chuồng chưa hoai mục, vì đây là các nguồn phát thải khí CH4 và N2O, bón cân đối các loại phân.

Tưới nước: tưới đủ, không tưới thừa nước, nhất là với lúa nước. Ruộng lúa ngập nước được xác định là nguồn phát thải khí CH4 lớn trong nông nghiệp.

Xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải chăn nuôi. Phân gia súc khi không được xử lý tốt là nguồn khí thải CH4 lớn. Các phụ phẩm và rác thải trồng trọt, khi không được xử lý tốt cũng phát thải KNK.

Bảo vệ rừng: giảm việc đốt phá rừng làm nông nghiệp, quản lý rừng tốt sẽ góp phần giảm phát thải

2) Tránh phát thải, thay thế phát thải

 Sử dụng năng lượng có nguồn gốc sinh học (biofuels) có thể tránh được phát thải và giảm lượng phát thải KNK tính trên 1 đơn vị lương thực thực phẩm (LTTP) được sản xuất và tiêu thụ.

 Ứng dụng các kỹ thuật sau thu hoạch, chế biến và bảo quản hợp lý để giảm thất thoát LTTP sẽ giúp giảm phát thải KNK tính trên 1 đơn vị LTTP được sản xuất và tiêu thụ.

3) Loại bỏ phát thải KNK

Đất và cây trồng có thể là các bể hấp thụ và lưu giữ carbon rất tốt. Vì thế, cần ứng dụng các biện pháp phù hợp để các bể này hoạt động hiệu quả. Một số biện pháp giúp loại bỏ phát thải KNK trong nông nghiệp:

Tăng cường khả năng thu hồi carbon của đất và cây trồng (ví dụ trồng xen canh,...).

pg. 33 Sinh viên Phạm Thị Quỳnh Ngọc – GVHD ThS. Võ Thị Minh Hoàng

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

 Tạo điều kiện giữ ẩm cho bộ rễ của cây để cây sinh trưởng tốt, tạo sinh khối lớn.

 Trồng cây lâm nghiệp, phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp.

Tăng trưởng sản xuất, đảm bảo ANLT: kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích ứng BĐKH và tăng trưởng sản xuất

Đối với các nước đang phát triển hoặc các khu vực còn nghèo thì ưu tiên hàng đầu vẫn là tăng trường sản xuất, đảm bảo ANLT. Tuy nhiên, vẫn cần và có thể kết hợp được, hài hòa 3 mục tiêu để có thể vừa thích ứng và giảm thiểu BĐKH vừa đảm bảo ANLT.

Trong thực tế, nhiều thực hành SXNN có thể góp phần đạt cả 3 mục tiêu: thích ứng BĐKH, giảm thiểu BĐKH và tăng trưởng sản xuất, góp phần đảm bảo ANLT. Tuy nhiên, không phải cả 3 mục tiêu này đều có thể đạt được ngay ở thời gian đầu ứng dụng. Ví dụ, các thực hành nông nghiệp bảo tồn, thực hành quản lý đất canh tác sẽ không làm tăng năng suất cây trồng ngay trong các năm đầu ứng dụng, trong khi đó lại đòi hỏi đầu tư và công lao động cao hơn.

2.2.2.4 Một số mô hình thực hành CSA ở Việt Nam

Một thực hành được coi là thực hành nông nghiệp ứng phó BĐKH (gọi tắt là thực hành CSA), khi thực hành này góp phần làm tăng 3 khả năng sau của các hệ thống SXNN: (i) khả năng thích ứng, (ii) khả năng giảm thiểu và (iii) tăng trưởng sản xuất, đảm bảo ANLT.

Sau đây là một số mô hình CSA tiềm năng phổ biến [6]: + Rừng, nguồn nước và cảnh quan.

+ Tái sử dụng sinh khối, xử lý chất thải nông nghiệp

+ Quản lý cây trồng, dinh dưỡng và sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng + Dự trữ nước và tưới tiết kiệm

+ Canh tác đất dốc (sản xuất cây lương thực, thực phẩm trên đất dốc) + Vườn gia đình và nông lâm kết hợp.

+ Sản xuất lúa

+ Sản xuất ngô và sắn + Sản xuất mía

+ Sản xuất cây ăn quả

+ Sản xuất cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su) + Chăn nuôi

+ Nuôi trồng thủy sản

+ Thay đổi cơ cấu giống, lịch mùa vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng

pg. 34 Sinh viên Phạm Thị Quỳnh Ngọc – GVHD ThS. Võ Thị Minh Hoàng

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

2.2.2.5 Mô hình canh tác dựa vào lũ (FBFS – Flood Based Farming Systems)

FBFS là một trong những mô hình CSA gần đây nhận được sự quan tâm đáng kể, phù hợp với hầu hết các mô hình tiềm năng phổ biến của CSA được kể trên. Đây là dạng mô hình canh tác nông nghiệp được áp dụng tại các khu vực nhận lũ thường xuyên, thậm chí là hằng năm. Lũ lụt là không có hại và còn có thể hình thành nên một cơ sở của hệ thống canh tác hiệu quả như trồng trọt, chăn nuôi hoặc đánh bắt thủy sản. Lũ có thể tồn tại trong một giai đoạn ngắn (như trong việc tưới tiêu) hoặc ngập trong thời gian dài hơn (trong các hệ thống ven sông hoặc hồ). Hình thái lũ thay đổi theo cơ cấu đất và kiểu dòng chảy của hệ thống sông ngòi. Lũ có thể dâng và rút nhanh hoặc chậm, cạn hoặc sâu. Thông số quan trọng trong FBFS là lượng phù sa của các con sông mùa lũ, cách mà lượng phù sa này lắng đọng và điều kiện thổ nhưỡng của đất. Trong FBFS, đất thuộc loại phù sa tuy nhiên cũng có chứa những thể loại khác từ sét mịn cho tới sỏi đá. Đây cũng là giới hạn xác định việc sử dụng đất, hay là tiến hành khai thác nước ngầm [14].

FBFS là một hình thức canh tác nông nghiệp đa chức năng, mới phát triển gần đây, có những đặc tính ưu thế như: trữ lũ, giảm chi phí, thân thiện với môi trường, cải thiện sinh kế, tạo việc làm và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xét về mặt ý nghĩa, FBFS có vài trò và chức năng như một CSA. Xét về cơ sở lý thuyết, mọi lý thuyết về CSA là cơ sở dữ liệu nền cho FBFS. Do đó, FBFS được xem như là một thực hành CSA với đầy đủ 3 mục tiêu: thích ứng BĐKH, giảm thiểu BĐKH và đảm bảo ANLT.

Một mô hình CSA được xem như lý tưởng nếu đáp ứng cả 3 mục tiêu trên nhưng điều này hoàn toàn khó xảy ra đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Cho nên, các mô hình CSA thường chỉ đáp ứng được hai trong ba mục tiêu trên.

Tuy đã được nghiên cứu dù còn mới mẻ trên thế giới nên chưa có nhiều tài liệu về nó được công bố, nhưng thực tế cho thấy đã có một số nước nghiên cứu về mô hình FBFS này như: Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Myanmar, Nepal và Việt Nam, v.v. [6]

Mô hình canh tác sen ở huyện Tháp Mười được lựa chọn làm mô hình đại diện của FBFS để tiến hành khảo sát cũng như chứng minh các chức năng của mô hình như đã trình bày đánh giá trong đề tài này.

2.2.2.6 Sự khác nhau giữa nông nghiệp ứng phó BĐKH và nông nghiệp thâm canh thông thường

CSA và nông nghiệp thâm canh thông thường khác nhau chủ yếu ở việc sử dụng các nguồn vật tư sản xuất (bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và tài nguyên đất và tài nguyên nước, khác nhau cả về lượng sử dụng và về cách thức, phương pháp sử dụng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa CSA và nông nghiệp thâm canh thông thường [5] Khía cạnh Nông nghiệp thâm canh Nông nghiệp ứng phó

thông thường BĐKH

+ Sử dụng thiếu cân đối, + Sử dụng đủ và đúng liều: hiệu quả sử dụng thấp: ví bón cân đối các loại phân, dụ thường bón nhiều phân, sử dụng đúng loại phân, bón phân với tỷ lệ phân đúng loại thuốc BVTV, đạm cao, dùng nhiều thuốc gieo trồng đúng mật độ BVTV, gieo trồng với mật hợp lý, cho gia súc ăn uống độ dày, sử dụng nhiều theo các chế độ đủ và cân nước tưới hơn cần thiết, đối về dinh dưỡng,

cho gia súc ăn uống theo + Sử dụng đúng cách, đúng chế độ không hợp lý. lúc: chỉ sử dụng thuốc + Sử dụng không đúng thời BVTV khi thực sự cần điểm và phương pháp: bón thiết, bón phân và phun

Sử dụng vật tư sản xuất phân vào lúc không thích thuốc theo nguyên tắc 4 hợp, bón phân và phun đúng: đúng chủng loại, thuốc không đúng lúc (ví đúng lúc, đúng cách, đúng dụ: bón phân hoặc phun liều lượng

thuốc trước khi mưa to, hoặc không vào thời điểm cây trồng cần được bón phân)

Gây lãng phí vật tư, → Giảm chi phí, tăng hiệu làm ô nhiễm môi trường quả kinh tế, giảm ô nhiễm đất, nước và không khí, môi trường, giảm phát tăng phát thải KNK. thải KNK

+ Khai thác, vắt kiệt dinh + Sử dụng đất canh tác bền dưỡng đất mà không quan vững, giúp khôi phục độ tâm duy trì, khôi phục độ màu mỡ của đất, cải thiện màu mỡ của đất: áp dụng cấu trúc đất canh tác: ví dụ thâm canh cao, không có áp dụng kỹ thuật che phủ

Sử dụng đất canh tác biện pháp chống xói mòn, đất, trồng xen các cây cải

rửa trôi đất. tạo và bảo vệ đất…

+ Khai hoang, khai phá + Tăng hiệu quả sử dụng rừng làm đất canh tác đất, tăng diện tích đất dành

cho trồng rừng và tái sinh

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

rừng (đặc biệt là ở miền → Làm suy thoái tài núi)

nguyên rừng, đất, gây xói → Bảo vệ và khôi phục tài mòn đất và làm tăng phát nguyên đất, tài nguyên thải KNK. rừng, tăng hiệu quả kinh

tế, giảm phát thải KNK và giảm ô nhiễm môi trường.

+ Hiệu quả sử dụng thấp: Hiệu quả sử dụng cao: áp tưới nước không theo các dụng các quy trình, kỹ qui trình tiết kiệm nước, thuật tưới nước tiết kiệm, không quản lý nước tưới tưới khô ướt xen kẽ, tưới

một cách hợp lý. nhỏ giọt…

Sử dụng tài nguyên → Gây lãng phí nguồn → Tiết kiệm nước, cải nước, tăng phát thải KNK, thiện sinh trưởng và năng ảnh hưởng không tốt tới suất cây trồng, giảm thất cây trồng, giảm năng suất thoát dinh dưỡng.

cây trồng

+ Làm suy giảm tài nguyên + Khôi phục và tăng cường

Một phần của tài liệu lotus_thesis_2017 (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w