Có những quan điểm riêng khác nhau cho việc canh tác của người nông dân giữa các vùng của huyện nhưng xét thấy không có nhiều sự khác biệt trong các quan điểm này của người dân trong cùng một vùng. Trong hai tiểu vùng nằm ngoài đê bao hiện nay, có sự khác biệt về mô hình đang canh tác đặc trưng với điều kiện hiện tại của xã Mỹ Hòa. Tiểu vùng phía Nam hầu hết các hộ gia đình đều canh tác sen-lúa và canh tác theo hợp đồng với cấp trên địa phương, làm theo tập thể chứ không mạnh ai nấy làm theo ý muốn vì đặc điểm tự nhiên (đất đai, chế độ nước, v.v.) ở đây dường như chỉ có một kiểu chung từ xưa nay, nên mặc dù có một số hộ nông dân rất muốn làm sen du lịch như đầu tiểu vùng còn lại bên kia nhưng điều kiện hiện tại không thể thực hiện như nguyện vọng mong muốn.
Hầu hết người dân đều nói canh tác sen là mô hình khá ổn định cho cuộc sống của người dân. Việc trồng sen thuận theo tự nhiên rất tốt. Sen được thu hoạch đều đặn 10 lần/tháng, cứ 3 ngày cắt một lần. Do vậy, nông dân tháng nào cũng có thu nhập đồng ra đồng vô để xoay sở, không phải như lúa phải chờ đến mùa thu hoạch thì mới có đồng tiền trong tay. Trồng sen tuy có cực hơn so với lúa vì hầu hết trong quá trình canh tác đều làm thủ công bằng tay, như lúa thì có máy móc, công cụ giúp hạn chế bớt lao động và công sức người dân phải đổ xuống nhưng nhìn chung canh tác sen vẫn nhẹ nhàng,
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL
bớt nỗi lo và khỏe hơn nhiều. Không sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, không có khắt khe về thời gian và liều lượng chăm sóc. Về lợi nhuận, người dân cho hay dù bị lỗ cũng không lỗ nhiều.
Trước đây, người dân chưa có nhiều kiến thức để ý thức cho việc canh tác, tất cả đều làm theo bản năng để thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt thường xuyên thay đổi, miễn làm sao làm có thu lợi, không quan tâm nhiều đến các yếu tố hay vấn đề liên quan nào khác. Ngày nay thì khác, người dân quan tâm nhiều hơn đến yếu tố môi trường vì nhận thấy rõ sự tác động qua lại rõ rệt và mối liên hệ chặt chẽ của diễn BĐKH hiện tại với việc làm nông nghiệp tại khu vực. Từ khi nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường, người dân đã bắt đầu lồng ghép mục tiêu môi trường vào trong các mục tiêu canh tác. Tất cả các hộ được phỏng vấn đều cho biết rằng, canh tác sen không có ảnh hưởng gì đến môi trường, ngược lại, môi trường luôn có những chuyển biến tốt kể từ khi thực hiện mô hình canh tác sen.
Khi được hỏi về ưu điểm của mô hình này, nông dân cho biết canh tác sen có nhiều ưu điểm và khả quan hơn lúa hai vụ. Vào mùa nước nổi, làm sen thu được lợi nhuận rất lớn. Ngay cả vụ Hè-Thu không có nước đều đặn vẫn trồng sen được, giúp nông dân kiếm được một phần kinh tế vì sen là loại cây sống dưới nước nên cứ nước đến đâu, cây sen sẽ nhóng cây đến đó và vẫn cho sản lượng nhất định. Trong khi đó, vụ Hè-Thu khi làm lúa, người dân luôn bị lỗ rất nặng vì điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt: hạn hán dẫn đến thiếu nước, dịch bệnh, sâu rầy, khiến việc canh tác luôn khó khăn, khổ sở. Việc canh tác lúa luôn cần đến những kỹ thuật canh tác cao và điều kiện chăm sóc kỹ lưỡng và khắt khe về tất cả các công đoạn trong suốt quá trình canh tác.
Sự ưa chuộng cho mô hình trồng sen là rất cao đối với đa số các hộ dân trong vùng. Nhiều người rất mê làm. Lý giải cho điều này là làm sen có lợi nhuận ổn định, có nhiều năm lại thu rất cao và yêu hình ảnh “hoa sen Tháp Mười” của quê nhà nên muốn phát triển và duy trì mạnh mẽ, rộng rãi như một “đặc sản” của quê nhà. Một số hộ canh tác sen chuyên canh xuyê suốt nhiều năm liền, sau mới chuyển qua trồng luân canh sen-lúa vì lúa vụ Đông-Xuân luôn trúng nên khó bỏ và một phần thay đổi môi trường để cải thiện đất vì sen trồng nhiều năm cũng sẽ bị thoái hóa, ảnh hưởng đến chất lượng đất và cả chất lượng sen thu hoạch.
Về phía lãnh đạo địa phương, các cán bộ có niềm tin mạnh mẽ rằng mô hình canh tác sen này chắc chắn sẽ thực hiện được, là một mô hình khả thi và trong thời gian sắp tới, mô hình sẽ được phát triển có quy mô và bền vững hơn.
pg. 71 Sinh viên Phạm Thị Quỳnh Ngọc – GVHD ThS. Võ Thị Minh Hoàng
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL
Bảng 4.13 dưới đây tổng hợp lại ngắn gọn các cảm nhận của người dân cũng như cán bộ chính quyền địa phương về mô hình canh tác sen (sen chuyên canh, sen-lúa, sen-cá và sen su lịch) ở huyện Tháp Mười.
Bảng 4.13. Cảm nhận địa phương về lợi ích và chi phí của việc canh tác sen huyện Tháp Mười
Lợi ích Chi phí
Cán bộ xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười
Lợi nhuận cao, tùy vào thời vụ. Gía Ít tốn chi phí
sen (gương sen) lúc cao nhất cũng khoảng Chỉ tốn vốn đầu tư nếu có quyết định 40.000-45.000 đồng/kg, thấp nhất là xây đê bao cho canh tác sen (chủ yếu sen-
5.000 đồng/kg. cá và sen du lịch) và kế hoạch thành lập
Canh tác sen tạo thu nhập cho người một doanh nghiệp tại chỗ vừa thu mua
nông dân trong mùa lũ. vừa sản xuất.
Giá sen lúc nào cũng cao hơn lúa.
Nông dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười
Đem lại thu nhập ổn định hàng Ít tốn chi phí như giống, phân,
tháng, đồng tiền dễ sài. thuốc.
Tạo độ màu mỡ cho đất, hạn chế sự Tốn kém chi phí cho việc thuê nhân bào mòn và thoái hóa đất. công vì nhân công ngày càng ít đi vì một Rửa được phèn cho cây lúa vụ sau lực lượng lao động ở địa phương đã đi
vụ sen. làm tại các nhà máy tại tỉnh hoặc lên các
Tình hình dịch bệnh, sâu rầy ít. khu công nghiệp của thành phố làm công Tạo môi trường trong lành, ít ô nhân.
nhiễm và giảm thiểu đáng kể tác động của BĐKH
Rủi ro thất bại (hoặc lỗ) thấp.