Kiến chọn lựa của người dân giữa canh tác sen và canh tác lúa vụ 3 trong tương lai

Một phần của tài liệu lotus_thesis_2017 (Trang 88 - 90)

trong tương lai

Có khoảng 80% người dân địa phương có cùng ý kiến về chọn lựa giữa canh tác lúa và sen. Ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, hệ thống canh tác sen đã được thực hiện gần mười năm, có vài hộ canh tác đã được khoảng 20 năm với mô hình sen ban đầu là sen chuyên canh toàn bộ, sau đó mới chuyển qua luân canh sen với lúa, và đến bây giờ là có thêm sen du lịch. Khi thảo luận, người dân cho biết họ thích làm sen hơn vì những lý do (i) canh tác sen mang lại thu nhập ổn định kể cả trong mùa lũ, (ii) chi phí đầu tư

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình canh tác sen trong bối cảnh BĐKH ở vùng ĐBSCL

ít, (iii) canh tác khỏe hơn, (iv) tạo môi trường sinh thái tốt và (v) tạo điều kiện đất tốt cho canh tác lúa vụ sau (nếu làm luân canh).

Ở tiểu vùng phía Bắc, người dân có ý kiến sẽ duy trì mô hình sen du lịch hiện tại vì làm có lợi nhuận cao. Các hộ ở đây đang có những ý tưởng sáng tạo thêm các dịch vụ du lịch để phát triển mô hình sen du lịch hiện tại nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch. Tại đây, ngoài những hộ đang làm sen du lịch có mong muốn tiếp tục làm du lịch thì các hộ còn lại có ý kiến chọn lựa mô hình luân canh một vụ sen một vụ lúa (vụ Đông Xuân) để tiếp tục trong thời gian sắp tới.

Tiểu vùng phía Nam còn lại 100% bà con nông dân đều lựa chọn tiếp tục canh tác sen-lúa như đã thực hiện nhiều năm gần đây. Nông dân bên tiểu vùng này đa số đều làm theo tập thể và theo phát động của chính quyền địa phương. Vụ lúa là làm lúa hết, vụ sen thì sen hết. Thường thì cán bộ canh tác gì, giống gì thì người dân sẽ làm theo như thế chứ không mạnh ai nấy làm. Mới đây, đê bao thấp cũng vừa được xây dựng cho nông dân lên tại đây, nhưng chưa triển khai kế hoạch lắp hệ thống điện như đã định để hoạt động chế độ bơm nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân canh tác, không bỏ trống đồng ruộng vào mùa lũ như tình hình hiện tại.

Trong quá trình thảo luận, người dân cho hay rất thích làm sen, thậm chí là rất mê trồng sen. Có nhiều hộ làm sen chuyên canh nhiều năm, nhưng đến vài năm gần đây giá sen lên xuống thất thường, lợi nhuận thu về giảm hẳn nên người dân mới chuyển qua luân canh lúa. Hiện tại, ngoài tiểu vùng đang hoạt động sen du lịch và đang có quy hoạch của nhà nước thì mô hình sen-lúa và sen-cá được người dân lựa chọn rất cao. Tuy nhiên, canh tác sen-cá cần có đê bao để tránh tình trạng tiêu hao lượng cá trong đồng bởi nước lũ ra vào cuốn trôi đi một phần cá và người dân chích bắt cá để thu lợi cho cá nhân mà hiện tại không có cách kiểm soát vấn đề chích bắt này. Do đó, mô hình sen-cá chỉ có thể là mô hình lý tưởng về mặt lý thuyết nhưng thực tế chưa thấy khả thi với điều kiện hiện tại của vùng. Chính vì lẽ đó, mô hình sen-lúa đang là sự lựa chọn tiên quyết của người dân ở đây, với lịch thời vụ chắc chắn rằng vụ Đông-Xuân làm lúa vì vụ này lúa luôn trúng nên không bỏ, thời gian còn lại là trồng sen.

Khi được hỏi về tương lai nếu làm sen không còn lợi nhuận nữa thì người dân có tiếp tục làm hay không, một số ít cho biết nếu không làm sen thì chuyển qua lúa, cứ sen lúa luân phiên nhau canh tác phụ thuộc vào tình hình điều kiện thời tiết, một số ít khác lại cho biết rằng sẽ vẫn làm sen. Lý do thứ nhất được người dân đề cập đến là vì làm sen luôn có lợi nhuận nhất định, dù lỗ cũng không lỗ nhiều, lý do thứ hai là vì niềm đam mê với nghề làm sen, sen giống như một phần cuộc sống của người dân nơi đây nên không thể nào bỏ đi mà phải duy trì và phát triển để gìn giữ hình ảnh, nét đẹp cảnh quan và văn hóa cho huyện Tháp Mười.

pg. 73 Sinh viên Phạm Thị Quỳnh Ngọc – GVHD ThS. Võ Thị Minh Hoàng

Một phần của tài liệu lotus_thesis_2017 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w