Các nghiên cứu về quản lý cầu NSHĐT

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc của luận án

1.1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý cầu NSHĐT

Tại Việt Nam, thời gian qua có một số công trình bước đầu nghiên cứu về quản lý cầu NSHĐT, có thể kể đến là:

Trong bài viết “Mô hình dự báo nhu cầu dùng nước cho các đô thị ở Việt Nam” (2003) [30] của Ngô Thị Thanh Vân, tác giả phân tích hai mô hình dự báo nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và công nghiệp ở các vùng đô thị ở Việt Nam. Mô hình được xây dựng dựa trên lý thuyết cầu và những đặc trưng riêng của sử dụng nước. Trong mô hình này đã sử dụng các biến giải thích có liên quan đến tiêu dùng nước là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sử dụng nước như là dân số, nhân tố tự nhiên khí hậu, mưa, và nhiệt độ. Mô hình được ước lượng trên cơ sở số liệu về tình hình sử dụng nước sạch, dân sinh, kinh tế và điều kiện tự nhiên thủy văn khí hậu của 73 thành phố và thị trấn trong thời gian 1990 – 2000. Kết quả ước lượng được có thể sử dụng làm căn cứ cho dự báo sử dụng nước sạch ở các đô thị và đề xuất giải pháp thực hiện quản lý cầu NSHĐT ở nước ta.

Trong tài liệu “Kinh tế thủy lợi” (Trường Đại học Thủy Lợi), NXB Xây Dựng ấn hành năm 2006 [29], các tác giả Nguyễn Bá Uân và Ngô Thị Thanh Vân đã phân tích giá trị và chi phí nước cho các hộ tiêu dùng nước đô thị ở Phuket, Thái Lan, là căn cứ đề xuất giải pháp quản lý cầu nước cho đô thị này. Sử dụng phương pháp tiếp cận phân tích tổng chi phí và tổng giá trị nước theo tổ chức quan hệ đối tác toàn cầu nước GWP. Bài viết đã phân tích chi phí và giá trị cho việc cung cấp nước đô thị trong một khu nhà nghỉ du lịch ở Phuket, Thái Lan. Bài viết phân tích dựa theo số liệu được cung cấp trong Patmasiriwat và cộng sự (1995),

vốn ước tính bằng 0,58 USD/m3.Trong đó, Chi phí vốn dựa trên Chi phí gia tăng bình quân (AIC) trong một nghiên cứu kỹ thuật về chi phí khai thác nước từ những nguồn mới cho Phuket. Chi phí này ước tính là 0,18 USD/m3 cho các hồ chứa nước bề mặt và 0,40 USD/m3 cho hồ chứa dưới mặt đất; Chi phí O&M bao gồm chi phí khai thác từ nguồn nước tự nhiên, vào khoảng 0,24 USD/m3 và các chi phí khả biến khác là lượng nguyên vật liệu và các chi phí vận hành. Vì nước ở đây không sử dụng cho công nghiệp hay nông nghiệp (hòn đảo này gần như chỉ phục vụ du lịch), Chi phí cơ hội được cho bằng 0 và Tổng chi phí kinh tế chính bằng

Tổng chi phí cung cấp. Các tác động môi trường ngoại ứng cũng được tính đến khi dự tính chi phí xử lý nước thải vào khoảng 0,50 USD/m3. Do vậy, tổng chi phí ước lượng vào khoảng 1,08 USD/m3. Giá trị sử dụng của nước được ước lượng từ số liệu về mức giá mà người dùng nước thành thị và các khách sạn sẵn sàng chi trả trong những tháng mùa hè.

Nghiên cứu về “Tăng cường quản lý nhu cầu nước nhằm thích ứng với tình trạng khan hiếm nước ở vùng duyên hải miền Trung” (2008) [22] của tác giả Lê Văn Thăng và Trần Anh Tuấn đã đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cường sự thích ứng với tình trạng khan hiếm nước ở vùng duyên hải miền Trung, cũng như công tác quản lý nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Việc quản lý nước đô thị từ trước đến nay ở khu vực này chỉ tập trung cho quản lý cung cấp nước. Đồng thời, việc duy trì mức giá nước sinh hoạt thấp và cào bằng như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng nước lãng phí, không khuyến khích được ý thức tiết kiệm của người dân. Nghiên cứu này đã đề xuất nhiệm vụ xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước cấp và khả năng cung cấp nước; khu vực nghiên cứu chú trọng thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước cấp thông qua các giải pháp phi công trình.

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w