6. Cấu trúc của luận án
4.4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân đô thị Hà Nội
Thống kê lượng nước sử dụng
Kết quả thống kê về lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của các hộ gia đình được thể hiện trong bảng 4.5. Trong đó, đối với các hộ gia đình đang sử dụng nước máy, lượng nước sử dụng được đo bằng đồng hồ nước.
Bảng 4.5. Thống kê mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân hàng tháng của các hộ gia đình Mức sử dụng bình quân (m3) Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 10 m3/tháng 6 1,95 Từ 10 m3/tháng đến 15 m3/tháng 141 46,15 Từ trên 15 m3/tháng đến 20 m3/tháng 81 26,16 Từ trên 20 m3/tháng đến 25 m3/tháng 61 19,8 Trên 25 m3/tháng 19 6,15 Tổng 308 100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả điều tra Theo kết quả phiếu điều tra, số hộ sử dụng nước bình quân từ 10 m3/tháng đến 15 m3/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,15%, số hộ sử dụng nước bình quân dưới 10 m3/tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,95%. Mức bình quân sử dụng của 308 hộ dân là 15,03 m3/tháng (tương đương 3,8 m3/người/tháng). Trong số các hoạt động sinh hoạt, có 45% số phiếu trả lời hoạt động giặt tiêu tốn nhiều nước nhất, 38% là hoạt động tắm, 17% cho rằng nước sử dụng cho bồn cầu vệ sinh là hoạt động tiêu tốn nhiều nước nhất. Tương ứng với mức bình quân sử dụng nước, mức bình quân chi trả cho sử dụng nước hàng tháng của các hộ dân là từ 50.000 đồng/tháng đến 200.000 đồng/tháng. Tổng mức phí bình quân mà 308 hộ dân phải trả cho sử dụng nước là 33.914.000 đồng/tháng, trung bình mỗi hộ phải trả 110.107,69 đồng/tháng.
Từ kết quả điều tra bảng hỏi về tỷ lệ lượng cầu nước sinh hoạt của người dân đô thị Hà Nội cho các mục đích sử dụng ngoài thiết yếu (như bể bơi, rửa xe, tưới cây cảnh, nuôi cá cảnh, …), nghiên cứu đã thực hiện thống kê mô tả về tỉ lệ trung bình lượng nước sử dụng theo mục đích ngoài thiết yếu thu được kết quả là 5,24%. Như vậy, kết quả tính toán lượng cầu nước sinh hoạt sử dụng cho mục đích ngoài thiết yếu trung bình khoảng 0,78 m3/hộ/tháng.
Đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt
Kết quả điều tra 308 phiếu đối với các hộ dân đang được sử dụng nước cấp từ công ty nước sạch Hà Nội, có tới 280/308 người được phỏng vấn cho rằng chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo. Điều này cho thấy, công ty nước sạch Hà Nội cần có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Tỷ lệ người dân thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước được thể hiện trong hình 4.6.
6% 5% Không xử lý 23% Máy lọc nước Bể lọc nước 66% Dùng hóa chất
Hình 4.6. Các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước của người dân
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả điều tra Kết quả cho thấy, mặc dù có tới 89% cho rằng nguồn nước sử dụng có chất lượng chưa đảm bảo nhưng 66% người dân lại không thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước hoặc xử lý không hiệu quả. Có 23% người dân sử dụng máy lọc nước; 6% sử dụng bể lọc nước tổng; 5% sử dụng hóa chất như phèn chua, Cloramin B để cải thiện chất lượng nguồn nước.
Tất cả 308 phiếu được hỏi người dân đều biết về các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước không hợp vệ sinh, nhưng tỷ lệ gia đình mắc các bệnh liên quan đến
sử dụng nguồn nước chất lượng kém với 86/308 phiếu, chiếm 28%. Đó là các bệnh ngoài da (31/86 phiếu, chiếm 35,71%), phụ khoa (25/86 phiếu, chiếm 28,57%), các bệnh về mắt, tiêu hóa (14,29%). Điều này đặt ra vấn đề là cần phải tổ chức truyền thông hướng dẫn người dân xử lý và sử dụng nước an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Đánh giá về chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt
Kết quả điều tra bảng hỏi 308 hộ dân đang sử dụng nguồn nước từ Công ty nước sạch Hà Nội cho thấy:
Mặc dù có tới 247/308 phiếu đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ngày càng phát triển tốt hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên, vẫn có 224/308 phiếu (72,73%) chưa hài lòng về dịch vụ cấp nước hiện tại, nguyên nhân là do chưa yên tâm về chất lượng với 196/224 phiếu (35,29%). Đối với người dân phường Bách Khoa, phường Thanh Nhàn, Phường Trương Định - thuộc Quận Hai Bà Trưng,…người dân còn chưa yên tâm về chất lượng do ấn tượng từ nguồn nước đầu ra một số nơi nước có màu vàng đục không thể sử dụng cho sinh hoạt. Mặc dù, nguồn nước hiện tại đã trong hơn nhưng tâm lý người dân vẫn chưa yên tâm để sử dụng. Mất nước không được báo trước là tình trạng diễn ra phổ biến, đây là nguyên nhân khiến 21,85% (196/224 phiếu) các hộ được phỏng vấn đánh giá chưa hài lòng về dịch vụ cấp nước như phường Khâm Thiên, phường Phương Mai người dân cho rằng áp lực nước rất yếu... Có 21,01% nguyên nhân chưa hài lòng là do giá nước cao, người dân có thu nhập thấp, lượng nước sử dụng nhiều dẫn đến chi phí cho tiền nước là cao. Người dân chưa hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng 33,87%.
Đánh giá về ý thức tiết kiệm nước ở các hộ gia đình
Thực hiện điều tra 308 hộ gia đình bằng phiếu điều tra và thông qua một số câu hỏi liên quan đến ý thức tiết kiệm nước sạch của các hộ gia đình tại đô thị Hà Nội, kết quả đánh giá được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả điều tra về ý thức tiết kiệm nƣớc của các hộ gia đình
Ý thức tiết kiệm nƣớc Có (%) Không (%)
Tắt nước khi làm công tác vệ sinh (đánh răng, rửa 84 16 mặt, xoa xà phòng, rửa chén bát)
Tái sử dụng nước cuối cho các mục đích khác 73 27
Quan tâm khi nước rò rỉ nhỏ giọt 35 65
Sử dụng thiết bị tiết kiệm nước (vòi sen tiết kiệm 67 33 nước, toilet hai mức xả, …)
Quan tâm đến hiệu quả tiết kiệm nước khi mua các 27 73 vật dụng gia đình
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả điều tra Nhận thấy rằng, đối với giải pháp tắt nước khi làm công tác vệ sinh (đánh răng, rửa mặt, xoa xà phòng, rửa chén bát) được người dân thực hiện rất tốt chiếm 84%. Ý thức về tái sử dụng nước của người dân cũng đã khá cao chiếm 73%. Tuy nhiên các giải pháp tiết kiệm nước khác vẫn chưa được người dân hiểu rõ và thực hiện như giải pháp rò rỉ nước trong nhà (35%), đa số hộ gia đình cho biết họ chỉ quan tâm sửa chữa rò rỉ trong các trường hợp thất thoát nhiều.
Kết quả điều tra với một số câu hỏi mở trong phiếu điều tra cho thấy người dân tiếp cận với các hình thức truyền thông về hướng dẫn tiết kiệm nước vẫn chưa nhiều (67%), do vậy việc nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm nước thông qua các hình thức truyền thông là rất cần thiết.