Khung thể chế trong quản lý cầu NSHĐT Hà Nội

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 103 - 105)

6. Cấu trúc của luận án

4.3.1. Khung thể chế trong quản lý cầu NSHĐT Hà Nội

Các thành phần trong cơ cấu quản lý cầu NSHĐT Hà Nội

UBNDTP, các Sở Ban ngành, các quận huyện, phường

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động chống thất thoát nước sạch để sử dụng nguồn nước sạch hiệu quả;

Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án tăng giá nước trước khi trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định và phê duyệt. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt phương án tăng giá nước sạch do công ty cấp nước trình và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt cụ thể trên địa bàn thành phố phù hợp với khung giá do Bộ Tài chính ban hành;

Ủy ban nhân dân các cấp thành phố, quận, phường, trong phạm vi trách nhiệm của mình chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục, hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước.

Các công ty cấp nước

Công ty nước sạch Hà Nội trực tiếp thực hiện các giải pháp cụ thể về kỹ thuật và quản lý chống thất thoát nước, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách về chống thất thoát nước

Công ty cấp nước Hà Nội HAWACO căn cứ khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính quy định; quy chế tính giá do Nhà nước ban hành; nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch quy định tại Thông tư 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ban hành ngày 15/5/2012; kết quả điều tra xã hội học về mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân, xây dựng phương án tăng giá nước sạch, và báo cáo lên Sở Tài chính.

Người dân

Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, và người dân cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Một số văn bản pháp quy định hướng quản lý cầu NSHĐT ở Hà Nội

Quyết định số 119/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó thể hiện rõ việc áp dụng định mức theo giá lũy tiến cho một hộ gia đình theo từng mức sử dụng nước sinh hoạt trong tháng (m3/tháng/hộ). Việc xác định số hộ gia đình được hưởng mức giá nước sinh hoạt lũy tiến thông qua số hộ khẩu tại nơi sử dụng nước.

Ngày 21/03/2013 Thủ tướng chính phủ quyết định số 499/QĐ- TTg về phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ "bảo đảm khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm", và "hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực, đáp dứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm"

Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo điều 23 trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan đã quy định trách nhiệm của các Sở, Ủy ban nhân dân thành phố, Đơn vị cấp nước và các bên đều có trách nhiệm thực hiện các giải pháp quản lý cầu NSHĐT, như Ủy ban nhân dân quận huyện cần "thực hiện tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ các công trình cấp nước", "Xây dựng kế hoạch về nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn". Theo điều 12 của quyết định này đã quy định mỗi khách hàng sử dụng nước phải được lắp đặt 1 đồng hồ đo nước và phải có trách nhiệm bảo vệ bảo quản đồng hồ đo nước.

Theo quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/09/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì giá nước được điều chỉnh từ năm 2013 đến năm 2015.

Bảng 4.4. Giá nước sinh hoạt của công ty nước sạch Hà Nội

Mức sử dụng nƣớc Giá bán nƣớc Giá bán nƣớc Giá bán nƣớc TT sinh hoạt của hộ từ 01/10/2013 từ 01/10/2014 từ 01/10/2015

dân cƣ (m3/tháng/hộ) (đồng/ m3) (đồng/ m3) (đồng/ m3) 1 Mức 10 m3 đầu tiên 4.172 5.020 5.973 2 Từ trên 10 m3 đến 20 m3 4.930 5.930 7.052 3 Từ trên 20 m3 đến 30 m3 6.068 7.313 8.669 4 Trên 30 m3 10.619 13.377 15.929

Nhận thấy Hà Nội đã đưa các giải pháp quản lý cầu các văn bản pháp luật của Thành phố Hà Nội, đặc biệt là theo quyết định số 499/QĐ- TTg về phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Tổng hợp văn bản pháp quy và các định hướng của Công ty nước sạch Hà Nội, để thực hiện quản lý cầu về nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội từ nay đến năm 2030, thành phố sẽ tập trung vào các giải pháp chủ yếu là chống thất thu, thất thoát nước sạch (về cả giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý); giải pháp giá nước sinh hoạt lũy tiến; giải pháp truyền thông cho người dân về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w