Những điểm hạn chế trong việc quản trị chuỗi cung ứng của Toyota

Một phần của tài liệu phan-tich-mo-hinh-quan-tri-chuoi-cung-ung-cua-toyta-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-cac-doanh-nghiep-san-355 (Trang 73 - 75)

II. Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyota

3. Những điểm hạn chế trong việc quản trị chuỗi cung ứng của Toyota

khắp các cấp bậc quản lý của các luồng thông tin. Các nhân viên từ trên xuống dƣới đều lắng nghe và chia sẻ thông tin lẫn nhau cũng nhƣ các nhân viên bán hàng trao đổi thông tin thƣờng xuyên với đại lý, phòng kế hoạch trao đổi thông tin với các nhà cung cấp. Luồng thông tin qua lại giữa nhiều bậc quản lý giúp Toyota có thể giải quyết các vấn đề tận gốc ngay khi nó mới nảy sinh.

3. Những điểm hạn chế trong việc quản trị chuỗi cung ứng của Toyota Toyota

Để thực hiện quản trị chuỗi cung ứng theo hƣớng tinh gọn, công ty Toyota tối thiểu hóa số lƣợng các nhà cung cấp. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh ở đây là khi nhà cung cấp ở một khu vực nào đó có vấn đề (có thể là do nội tại nhà cung cấp hoặc có thể là do các điều kiện bất khả kháng nhƣ thiên tai, cháy nổ…) dẫn đến việc chậm giao hàng mà công ty Toyota chƣa kịp mua hàng thay thế từ nhà cung cấp khác thì toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn.

Điểm hạn chế tiếp theo là Toyota sự cồn kềnh và phức tạp trong hệ thống các nhà cung cấp của Toyota; tuy số lƣợng nhà cung cấp đƣợc giảm xuống một cách tối đa nhƣng các nhà cung cấp bậc 1 sẽ làm việc với các nhà cung cấp bậc 2, 3, 4 vì vậy tổng số nhà cung cấp vô hình chung sẽ tăng lên theo cấp lũy thừa dọc theo chuỗi cung ứng và khi đó Toyota khó mà xác định những vấn đề nảy sinh của mỗi nhà cung cấp và khó giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống cung ứng.

Cuối cùng, điểm hạn chế nữa mà Toyota gặp phải gần đây là do yêu cầu mở rộng chuỗi cung sản phẩm xe hơi quá nhanh chóng đồng nghĩa với việc Toyora phải

làm việc với nhiều nhà cung ứng mới, xa lạ và những ngƣời này không có hiểu biết sâu sắc về văn hóa của Toyota. Yêu cầu đặt ra là Toyota phải nhấn mạnh tới lĩnh vực kiểm soát chất lƣợng nhƣng không có gì đƣợc thực hiện, vì tất cả đang hƣớng tới mục tiêu vƣợt General Motors về tổng sản lƣợng ôtô để trở thành hãng xe hơi lớn nhất thế giới. Và khi Toyota soán ngôi của General Motors cũng là lúc các vấn đề nảy sinh trong chất lƣợng sản phẩm đối với Toyota. Phần chính của các vấn đề này không nằm trong các nhà máy thuộc sở hữu của Toyota mà liên quan đến các nhà máy cung ứng phụ tùng.

CHƢƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phan-tich-mo-hinh-quan-tri-chuoi-cung-ung-cua-toyta-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-cac-doanh-nghiep-san-355 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w