Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

“Trong khuôn khổ của luận văn này, thì năng lực cạnh tranh sản phẩm được hiểu là năng lực mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh để có thể giành được thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, những sản phẩm đó các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng sao chép và bắt chước được với công ty.

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn hay nhỏ phụ thuộc chính vào nội lực doanh nghiệp ấy. Các yếu tố bên trong đóng vai trò chủ yếu trong thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần chú trọng tới các mắt xích trong chuỗi giá trị, phối hợp hoạt động của các mắt xích đồng thời (chú trọng) cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị thông qua việc cải thiện từng mắt xích hoặc cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích. Chuỗi giá trị (chain value) được đề cập là tập hợp một chuỗi các hoạt động để chuyển hoá các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra.”

Hoạt đđộng bổ trợ Tài chính Công nghệ Nhân sự Thể chế hành chính

Hậu Sản Hậu Marketing Dịch

cầu xuất cầu & bán vụ

đầu đầu ra hàng vào Hoạt động cơ bản Khác h hàng

“Chuỗi giá trị là quá trình tạo ra giá trị lợi ích phản ánh thông qua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để cung ứng cho khách hàng. Các yếu tố hình thành chuỗi giá trị bao gồm: Các yếu tố phụ trợ như tài chính, công nghệ, nhân sự và thể chế hành chính và các yếu tố cơ bản cụ thể như:

Hậu cần đầu vào có hoạt động kho bãi, các hoạt động liên quan tới mua các nguyên phụ liệu. Nếu việc hoạt động này diễn ra nhanh chóng sẽ giúp giảm chi phí, nhanh chóng đủ các yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa vào sản xuất và biến đổi thành các sản phẩm có giá trị.

Sản xuất: là quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị.

Hậu cần đầu ra: Bao gồm các hoạt động như kho bãi, vận chuyển hàng hoá tới nơi cần thiết.

Marketing và bán hàng là yếu tố quan trọng, bởi tại hoạt động này công ty sẽ thể hiện bộ mặt, diện mạo của bản thân trước các khách hàng. Nếu Marketing và bán hàng hiệu quả sẽ giúp công ty đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Điều nàu mang lại giá trị cho công ty một cách bền vững.

Dịch vụ: Đây là một yếu tố không phải công ty nào cũng chú ý. Nhưng nêu để thành công thì việc cung ứng các dịch vụ đi kèm cho khách hàng là một phần không thể thiếu được. Dịch vụ góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm của công ty chuyển hoá thành các giá trị, lợi ích cho khách hàng.”

“Doanh nghiệp muốn khai thác triệt để cần phải nắm vững từng hoạt động và sử dụng các phương thức thích hợp để tạo ra năng lực cạnh tranh cho mình, hoặc tối ưu hoá từng chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phân phối giữa các chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phối hợp giữa bên trong với bên ngoài.

1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần

Thị phần hay tỷ trọng trong thị trường (market share) là tỷ trọng của một doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị trường. Số liệu về tỷ trọng thị trường được dùng để tính mức độ tập trung hóa người bán trong một thị trường.

Các nhà đầu tư và các nhà phân tích theo dõi sự tăng và giảm thị phần một cách rất cẩn thận, bởi vì đây có thể là một dấu hiệu của khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Khi tổng thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, một công ty duy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự như tổng thị trường. Một công ty đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời. Một công ty có thể cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm mới hay khác biệt. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng kích thước thị phần của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khẩu học khác.”

Với tầm quan trọng ấy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần đều được các doanh nghiệp quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Muốn tăng thị phần, ngoài việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng các dịch vụ quảng cáo, khuếch trương, dịch vụ sau bán hàng…

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có nhiều quan điểm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp trong trạng thái động. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 36 - 39)