Quản lý nhà nước vềvốn đầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước được hiểu là quá trình Nhà nướcđiều khiển và hướng dẫn hoạt động đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đạt được mục tiêu nhà nước đề ra. Vì thế, để công tác quản lý nhà nước vềvốnđầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thực sự mang lại hiệu quả trong thời gian tới, xinđưa ra kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện sau đây :
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước vềvốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh
Thứ nhất, Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước để đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ Giải pháp hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từngân sách nhà nước của tỉnh là thắt chặt công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN và cơ chế quản lý đầu tư XDCB hiện hành, bổ sung thêm các chế tài, các biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát và hạn chế việc phê duyệt dự án một cách tràn lan như hiện nay. Nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm của chủ đầu tư và can thiệp kịp thời của cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Sở Tài chính phải tham mưu choỦy ban nhân dân tỉnh ban hành một sốcơ chế chính sách tài chínhđầy đủ, đồng bộ là điều kiện cần thiết và trực tiếp để thực hiện (có thể ban hành trong một văn bản quy phạm pháp luật hay một số văn bản cá biệt theo nhóm nội dung) bao gồm:
- Quy định vềphân cấp quản lý vốn XDCB từNSNN; Quy định vềtiêu chí xây dựng phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và Quy định vềquy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từngân sách nhà nước.
- Bổ sung, sửa đổi quy định thưởng phạt, gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, hình thức xử lý kỹ luật và mức đền bù vật chất đối với tổ chức, cá nhân nếu vi phạm nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn, triển khai, tổ chức điều hành… để xẩy ra thất thoát, lãng phí về vốn đầu tưXDCB từngân sách nhà nước. Hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm khắc những người lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tư lợi trong công tác quản lý đầu tư.
- Cơ chế khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, đềcao vai trò giám sát của cộng đồng (đại diện là mặt trận tổ quốc), các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án đầu tưXDCB sử dụng vốn NSNN, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quảquản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từngân sách nhà nước.
Thứ hai, Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Phân công phân cấp quản lý về vốn đầu tư XDCB từ NSNN làđịnh rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan: Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch đầu tư, Kho bạc nhà nước tỉnh trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Ban hành và thực hiện cơ chế phân công phân cấp của tỉnh, các ngành, các cấp để phát huy được tính chủ động trong điều hành ngân sách cũng như tăng trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN và thực hiện dự án.
Để nâng cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN tại Sở Tài chính, việc thực hiện phân cấp quản lý hợp lý giữa các phòng chuyên môn: phòng Tài chính Đầu tư, phòng Quản lý Ngân sách và phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp sẽ tránh được chồng chéo đùn đẩy ách tắc trong giảỉ quyết công việc do phân công, phân cấpđồng thời kiểm soát và hạn chế việc bố trí vốn phân tán, dàn trải, chưa sát với tiếnđộ thi công của dựán như hiện nay. Quy định trách nhiệm cụ thể về vai trò tham mưu cũng như quản lý của các phòng chuyên môn trong việc quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách.
3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định nguồn vốn, thẩm traphân bổ vốnđầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh phân bổ vốnđầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định nguồn vốn và khả năng cânđối vốnđầu tưXDCB từngân sách nhà nước tỉnh
Khó khăn lớn nhất liên quan tới quản lý nhà nước về vốnđầu tư sử dụng vốn NSNN là sự mất cân đối rất lớn giữa nhu cầu vốn có thể cân đối và nhu cầu đầu tư. Do đó, vốn có thể cân đối được mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thực tế về đầu tư củađịa phương, vì vậyđể hoàn thiện tỉnh cần phải có một số biện pháp thực hiện:
- Kế hoạch vốn đầu tư phải được xây dựng dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, cơ sở quy hoạch phát triển của tỉnh, khả năng thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và khả năng huy động vốn để triển khai kế hoạch trong thực tiễn và điều kiện thực hiện kế hoạch (tài chính, bộ máy, cơ chế chính sách…)
-Đổi mới cơ chế lựa chọn dự án là xây dựng kế hoạch ngân sách: tuân thủ nguyên tắc chỉphê duyệt dự án nếu có phương án bố trí nguồn vốn đầy đủ và đáng tin cậy, nhu cầu cấp bách hơn, quan trọng hơn, tránh bốtrí dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.
hiệu quả, tập trung bố trí vốn dứt điểm cho các dự án trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa đối với ngành sản xuất, vùng kinh tế của tỉnh như: hệ thống giao thông, cảng biển, chương trình phát triển du lịch - dịch vụ, chương trình phát triển hạ tầng kinh tế- kỹ thuật và phát triển công nghiệp... có hiệu quả kinh tế- xã hội cao. Bên cạnh đó, khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức chía khóa trao tay, có bảo hành chất lượng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm tra phân bổ vốn, phân bổ vốnđầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh
- Việc thẩm tra phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn sai quy định thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Cần tránh việc phân bổ vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trìnhđó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, quađó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ.
-Đổi mới công tác phân bổ vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo định hướng phân bổvốn theo đời dự án. Việc phân bổ vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiếnđộ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trịcông việc hoàn thành để chuyển nhu cầu vốn ngân sách nhà nước cần bố trí cho Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trìnhỦy ban nhân dân tỉnh xem xét và giao kế hoạch vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho từng dự án, theo nguyên tắc:
+ Không bố trí vốn ngân sách cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn.
+ Chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng theo kế hoạch. Những địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn thì không được bố trí vốn cho việc khởi công mới các dự án; đồng thời, phải thực hiện đình
hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ “vềnhững giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương”
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành từngân sách nhà nước tỉnh xây dựng cơ bản hoàn thành từngân sách nhà nước tỉnh
-Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự án hoàn thành từ ngân sách nhà nước,để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả khai thác công trình, cần tốiưu hóa các thủ tục quyết toán, cần lập quy trình thẩm tra hồsơpháp lý.Đây là khâu thẩm tra tính pháp lý vê trình tựthủtụcđầu tư, trình tựthủtục lựa chọn nhà thầu, tính pháp lý của hợpđồng kinh tế. Kiểm soát tốt khâu này không những rút ngắn thời gian quyết toán mà còn nâng cao chất lượng quyết toán nhất làđối với các dựán có thời gian thi công dài, vốnđầu tưlớn.
- Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án. Ngay từ khi triển khai dự án phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định, do đó công tác quyết toán vốn đầu tư cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan cấp phát vốn, thanh toán vốn và đơn vị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án công trình.
- Phải hoàn thiện chế tài xử lý các sai phạm trong công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán đối với cơ quan, cá nhân khi thực hiện thẩm tra phê duyệt quyết toán có hành vi tiêu cực hoặc gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất và nộp phạt với mức như trường hợp sai phạm của chủ đầu tư.
3.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trongquản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN tỉnh quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN tỉnh
-Đểcông tác kiểm tra, thanh tra tài chính, giám sát trước, trong và sau khi đầu tưtrong quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcđược thuận lợi, mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng và áp dụng đầy đủ các chế tài xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân và tập thể là hết sức cần thiết; do đó Sở Tài chính và
các cơ quan có liên quan cần tiến hành rà soát lại chế tài hiện hành tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể:
+ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm việc lập và phê duyệt báo cáo quyết toán đối với các dự án xây dựng hoàn thành nhằm chấm dứt tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư đang diễn ra phổ biến hiện nay.
+ Nâng cao chất lượng thanh tra, tránh nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án xây dựng cần phải có chế tài xử lý nghiêm đối với trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm. Mục đích của công tác này là kiểm tra, ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị, cá nhân có liên quan. - Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, giám sát trước, trong và sau khi đầu tưtrong
quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phải được thực hiện một cách thường xuyên và toàn diện suốt quá trình thực hiện đầu tưxây dựng cơ bản qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra đột xuất để đảm bảo tính khách quan. Nó có tác dụng răn đe, góp phần chống các hành vi tham nhũng và thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và thực hiện các dự án đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
- Trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư vai trò giám sát của cộng đồng là hết sức quan trọng. Các sở, ban, ngành cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch hoạt động tại các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN của mình. Xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư và nhà thầu không treo biển báo hoặc biển báo thiếu thông tin theo quy định của Luật Xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của mọi tầng lớp dân cư.
3.2.5. Hoàn thiện và áp dụng công nghệthông tin hiện đại trong tất cả các khâutrong quy trình quản lý vốn đầu tưXDCB từNSNN tỉnh trong quy trình quản lý vốn đầu tưXDCB từNSNN tỉnh
-Để áp dụng có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản nói chung và vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước nói riêng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Kho bạc nhà nước tỉnh, sở Xây dựng… cần có quy định chung về các tiêu chí và hệ thống bảng, biểu theo dõi các dự ánđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan này cũng thuận lợi hơn sẽ tạo ra sự thống nhất và thuận tiện trong việc theo dõi và quản lý nguồn vốn này.
- Cần thiết lập “Hệ thống thông tin liên ngành về quản lý đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước địa phương” trong việc theo dõi và quản lý nguồn vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách nhà nước tỉnh nói riêng. Hệ thống này cần được áp dụng trong tất cả các cơ quan có liên quan đến quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từNSNN tỉnh.
3.2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tưxây dựng cơ bảntừngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế từngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh bao gồm những nội dung sau đây:
Thứ nhất, Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư tưXDCB từNSNNđể tránh chồng chéo.
Vì vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước chỉ là một bộ phận trong nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh vàđược cấp phát, khai thác từnhiều kênh khác nhau. Vì thế, việc quản lý vốnđầu tưXDCB từNSNN theo quy trình khá phức tạp, gồm nhiều khâu nấc, nhiều bộ phận tham gia. Do đó, để tránh tình trạng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nướcđể phân cấp quản lý phù hợp.Đồng thời tăng cường sựphối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan trong toàn bộ quy trình quản lý vốn từ khâu lập kế hoạch vốn đến khâu huy động, phân bổ và giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh.
Trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước, lợi ích nhóm chi phối rất nhiều đến hoạt động và hiệu quả quản lý. Để tránh được ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cần tăng cường công khai, minh bạch hóa tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án, thẩm định nguồn vốn, thẩm
tra phân bổ vốn và cuối cùng là công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, kèm theo các chế tài cụ thể đối với người đứng đầu gây thất thoát và thiếu công bằng trong công tác quản lý vốn đầu tư.
Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm các đầu mối quản lý để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh
-Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh… là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước vềvốn đầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh theo từng lĩnh vực chuyên mônđã có những quy định cụ thểvề chức năng, nhiệm vụcần tăng cường hơn tính chuyên nghiệp của từng cơ quan. Bên cạnh đó,cần đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, hạn chế thấp nhất những chồng chéo, “lấn sân” nhau. Muốn vậy,Ủy ban nhân dân tỉnh phải xây dựng một quy chế phối hợp giữaỦy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành và giữa các cơ quan này với nhau để đạt được hiệu quả quản lý cao hơn. Các chế độ báo cáo giữa các cơ quan quản lý cũng cần được quy định rõ ràng.
-Đối với các cơ quan có chức năng chuyên kiểm tra, giám sát như Thanh tra