Hoàn thiện tổ chức bộmáy quản lý nhà nước vềvốnđầu tưxây

Một phần của tài liệu 20. NGUYEN THAI HOANG (Trang 105 - 126)

từngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh bao gồm những nội dung sau đây:

Thứ nhất, Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư tưXDCB từNSNNđể tránh chồng chéo.

Vì vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước chỉ là một bộ phận trong nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh vàđược cấp phát, khai thác từnhiều kênh khác nhau. Vì thế, việc quản lý vốnđầu tưXDCB từNSNN theo quy trình khá phức tạp, gồm nhiều khâu nấc, nhiều bộ phận tham gia. Do đó, để tránh tình trạng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nướcđể phân cấp quản lý phù hợp.Đồng thời tăng cường sựphối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan trong toàn bộ quy trình quản lý vốn từ khâu lập kế hoạch vốn đến khâu huy động, phân bổ và giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh.

Trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước, lợi ích nhóm chi phối rất nhiều đến hoạt động và hiệu quả quản lý. Để tránh được ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cần tăng cường công khai, minh bạch hóa tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án, thẩm định nguồn vốn, thẩm

tra phân bổ vốn và cuối cùng là công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, kèm theo các chế tài cụ thể đối với người đứng đầu gây thất thoát và thiếu công bằng trong công tác quản lý vốn đầu tư.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm các đầu mối quản lý để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh

-Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh… là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước vềvốn đầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh theo từng lĩnh vực chuyên mônđã có những quy định cụ thểvề chức năng, nhiệm vụcần tăng cường hơn tính chuyên nghiệp của từng cơ quan. Bên cạnh đó,cần đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, hạn chế thấp nhất những chồng chéo, “lấn sân” nhau. Muốn vậy,Ủy ban nhân dân tỉnh phải xây dựng một quy chế phối hợp giữaỦy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành và giữa các cơ quan này với nhau để đạt được hiệu quả quản lý cao hơn. Các chế độ báo cáo giữa các cơ quan quản lý cũng cần được quy định rõ ràng.

-Đối với các cơ quan có chức năng chuyên kiểm tra, giám sát như Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra xây dựng, Thanh tra kế hoạch và Đầu tư cũng cần có quy định rõ ràng theo hướng tăng cường trách nhiệm của các bộ phận. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của thanh tra Nhà nước tỉnh, thanh tra Xây dựng, thanh tra Tài chính, thanh tra Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng phí vàđảm bảo hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao năng lực, trìnhđộ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về vốn đầu tưcủa sở Tài chính :

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ cán bộ cho từng vị trí công việc như: quản lý chung; xây dựng kế hoạch vốn, lập và thẩm định dự toán, thẩm tra phân bổ vốn, quyết toán vốn đầu tư, kiểm tra, thanh tra tài chính…

liên quan đến công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước, cảvề số lượng và chất lượng để phân loại cụ thể: loại đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn, đồng thời có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cụthể:

+ Đối với các cán bộ đãđạt tiêu chuẩn đề ra, cần mạnh dạn sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ bảo đảm hiệu quả hơn, đápứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

+ Đối với các cán bộchưa đạt chuẩn, cần xem xét các trường hợp có thể đào tạo lại và không thể đào tạo lại để có phương án giải quyết hợp lý. Đối với trường hợp có thể đào tạo lại, để đào tạo lại cán bộ chưa có đủ bằng cấp chuyên môn bằng các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho hợp chuẩn hoặc có thể hướng dẫn, đào tạo tại chỗ với những người đã có bằng cấp nhưng lại không thạo việc. Trong trường hợp chưa thể đào tạo nâng cao trìnhđộ thì cần mạnh dạn chuyển sang vị trí khác hợp với chuyên môn hơn, tránh tình trạng không đảm đương được công việc vẫn giao nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.

+ Việc đào tạo và đào tạo lại cần trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lýđầy đủ kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về quản lý, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước,đảm bảo cho họ vừa có kiến thức về xã hội, vừa có kiến thức kinh tế- kỹ thuật vềthẩm định dự án, thẩm định thiết kế bản vẽthi công, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ quản lý cũng cần trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học để có thểtiếp cận và sử dụng thành thạo các công cụ quản lý hiện đại. Mỗi cán bộ thực hiện công việc của mình cần đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, đápứng yêu cầu công tác trong điều kiện còn khó khăn về đội ngũ cán bộ hiện nay. - Tiến hành kiểm tra, sát hạch lại trìnhđộ của cán bộ, công chức, kể cả cán bộ công

chức giữ chức vụ lãnhđạo quản lý. Nội dung kiểm tra, sát hạch bám sát vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ./.

PHẦN 3: KIẾN NGHỊVÀ KẾT LUẬN Kết luận

Qua những phân tích về tình hình quản lý nhà nước vềvốn đầu tư XDCB từ NSNN tại SởTài chính phần nào có được cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của vốn đầu tư XDCB từ NSNNđối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Vốn đầu tưXDCB từNSNN của tỉnh là một thành phần của vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Nó góp phần thu hút và dẫn dắt các nguồn vốn phi Nhà nước huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tăng nhanh chóng theo từng năm và đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nguồn vốn này đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong nguồn vốn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, phục vụ mục tiêu đến năm 2020 xứng tầm là một trong những trung tâm văn hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục -đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước và khu vực.

Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đòi hỏi những chính sách cải thiện phù hợp nhằm quản lý có hiệu quả nguồn vốn này thông qua việc đánh giá, phân tích tình hình quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính tỉnhđãđược trình bày trong luận văn,đề tài đãđề xuất những giải pháp cụ thểgóp phần hoàn thiện hơn hệ thống chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước vềvốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thừa Thiên Huế và tại Sở Tài chính. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về vốnđầu tưXDCB từNSNN tỉnh tại SởTài chính, học viên kỳ vọng với một sốgiải pháp hoàn thiệnđượcđề xuất sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước vềvốnđầu tưXDCB từNSNN trong những năm tới. Dù đã rất

cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Học viên hy vọng vào sự thay đổi của những chính sách trong tương lai có thể làm cho hoạt

động quản lý Nhà nước vềvốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở tài chínhđạt hiệu quả cao hơn và hạn chế gây ra các tiêu cực trong giai đoạn vừa qua.

Những nội dung nêu trên là kết quả nghiên cứu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế ứng dụng chắc chắn có giá trị nhất định cho việc bổ sung cơ sở lý luận của khoa học quản lý kinh tế, đặc biệt đó là căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính.

Kiến nghị

1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất,Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện các chính sách, chế độ trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư công; rà soát thay thế các văn bản không phù hợp, bổ sung các nội dung mới cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai,Hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý nhà nước về vốn đầu tư và các quy định về thủ tục đầu tư theo nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Thứba,Tăng cường kỷ cương phân cấp quản lý vốn đầu tưcông, áp dụng các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay từ chủ trương đầu tư.

Thứ tư,Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác Quyết định đầu tư, thẩm định và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự án hoàn thành từ ngân sách nhà nước.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng

Thứ nhất,Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc thực hiện đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, cho phép thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Thứ hai, Cần công khai kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, việc giao kế hoạch vốn đầu tư tại địa phương còn bộc lộ nhiều bất cập manh mún, dàn trải điều này gây khó khăn trong quá trình giải ngân do vốn không đáp ứng đủ yêu cầu và thanh toán chậm theo tiến độ thi công. Kiên quyết loại bỏ bố trí vốn các dự án chưa đủ thủ tục

Đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả kinh tế không rõ ràng. Cần giảm tối đa việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn cho các dự án vào cuối quý IV của năm kế hoạch. Tránh tình trạng dồn ép các dự án triển khai vào các tháng cuối năm gây khó khăn cho công tác quản lý thanh toán và giải ngân vốn.

Thứ ba, Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ, quan tâm hơn đến công tác đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư. Có chính sách quy hoạch, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Xắp xếp bố trí lại bộ máy quản lý cấp tỉnh tinh gọn, tập trung, phân công, phân cấp rõ ràng giữa các Sở, Ban, Ngành tránh sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ.

Thứ tư,Thực thi các chính sách khen thưởng động viên kịp thời đối với các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư; tăng cường quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, thanh tra kiểm tra thường xuyên để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, thực hiện xử phạt nghiêm minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Thúy An (6/2015),Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế

2. Bùi Mạnh Cường (2012),Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sáchở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị, Hà Nội

3. Vũ Sỹ Cường và cộng sự : Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước, thực trạng và giải pháp thể chế

4. Nguyễn Chí Lợi (2013), Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nuồn vốn NSNN tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sỹkinh tế, TrườngĐại học Thái Nguyên

5. Nguyễn Đức Lợi chủ biên (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội

6. Ngô Thắng Lợi chủ biên (2009), Kinh tế phát triển (sách chuyên khảo dùng cho cao học kinh tế), NXB Lao động - Xã hội.

7. Trần Duy Linh (2015),Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sỹkinh tế,Trường Đại học Tài chính – Marketing

8. Đỗ Hoàng Toàn và Mai văn Bưu chủ biên (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động – Xã hội

9. Nguyễn Công Nghiệp (2009). Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ Tài chính, Hà Nội

10. Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên (2010), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Trường

ĐH Kinh tế quốc dân.

11. Đoàn Thanh Phượng (2015), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, luận văn thạc sỹtrường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội

12. Học viện hành chính Quốc gia ( 2011),Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Lao động,Hà Nội

13. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 Quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

14. Bộ Tài chính (2011). Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

15. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC, ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước

16. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 09/2016/TT-BTC, ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước

17. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 08/2016/TT-BTC, ngày 17/6/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

18. Chính phủ (2015), Nghị định số32/2015/NĐ-CP ngày25/3/2015vềquản chi phí

đầu tư xây dựng;

19. Chính Phủ (2009), Nghị định số12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

20. Chính Phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phíđầu tưXDCT, Hà Nội.

21. Chính Phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án

đầu tư xây dựng

22. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmô, bảo đảm an sinh xã hội;

23. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước của Chính phủ

24. Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 vềnhững giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơbản tại các địa phương của Chính phủ

25. Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/06/2013 “Về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ”

26. Chỉ thị số 07/CT-TTg ngay 30/4/2015 “về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công” của Chính phủ

27. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế(các năm từ 2012 đến 2016): Niên giám thống kê từ năm 2012 đến 2016.

28. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Nghị định số 385-HĐBT ngày 07/11/1990 Về việc sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành kèm theo nghị định số 232-CP ngày 06/06/1981

29. HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016),Nghị quyết số : 09/2016/NQ-HĐND ngày 31/8/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016 – 2020 30. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 , Luật Đấu thầu số43/2013/QH13 , Luật

Đầu tư, Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; Luật Quy hoạch đô thịSố:

Một phần của tài liệu 20. NGUYEN THAI HOANG (Trang 105 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w