Hoàn thiện công tác xây dựng kếhoạch vốn, thẩm định nguồn vốn

Một phần của tài liệu 20. NGUYEN THAI HOANG (Trang 101 - 103)

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định nguồn vốn và khả năng cânđối vốnđầu tưXDCB từngân sách nhà nước tỉnh

Khó khăn lớn nhất liên quan tới quản lý nhà nước về vốnđầu tư sử dụng vốn NSNN là sự mất cân đối rất lớn giữa nhu cầu vốn có thể cân đối và nhu cầu đầu tư. Do đó, vốn có thể cân đối được mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thực tế về đầu tư củađịa phương, vì vậyđể hoàn thiện tỉnh cần phải có một số biện pháp thực hiện:

- Kế hoạch vốn đầu tư phải được xây dựng dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, cơ sở quy hoạch phát triển của tỉnh, khả năng thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và khả năng huy động vốn để triển khai kế hoạch trong thực tiễn và điều kiện thực hiện kế hoạch (tài chính, bộ máy, cơ chế chính sách…)

-Đổi mới cơ chế lựa chọn dự án là xây dựng kế hoạch ngân sách: tuân thủ nguyên tắc chỉphê duyệt dự án nếu có phương án bố trí nguồn vốn đầy đủ và đáng tin cậy, nhu cầu cấp bách hơn, quan trọng hơn, tránh bốtrí dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.

hiệu quả, tập trung bố trí vốn dứt điểm cho các dự án trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa đối với ngành sản xuất, vùng kinh tế của tỉnh như: hệ thống giao thông, cảng biển, chương trình phát triển du lịch - dịch vụ, chương trình phát triển hạ tầng kinh tế- kỹ thuật và phát triển công nghiệp... có hiệu quả kinh tế- xã hội cao. Bên cạnh đó, khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức chía khóa trao tay, có bảo hành chất lượng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm tra phân bổ vốn, phân bổ vốnđầu tưxây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh

- Việc thẩm tra phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn sai quy định thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Cần tránh việc phân bổ vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trìnhđó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, quađó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ.

-Đổi mới công tác phân bổ vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo định hướng phân bổvốn theo đời dự án. Việc phân bổ vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiếnđộ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trịcông việc hoàn thành để chuyển nhu cầu vốn ngân sách nhà nước cần bố trí cho Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trìnhỦy ban nhân dân tỉnh xem xét và giao kế hoạch vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho từng dự án, theo nguyên tắc:

+ Không bố trí vốn ngân sách cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn.

+ Chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng theo kế hoạch. Những địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn thì không được bố trí vốn cho việc khởi công mới các dự án; đồng thời, phải thực hiện đình

hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ “vềnhững giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương”

3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành từngân sách nhà nước tỉnh

Một phần của tài liệu 20. NGUYEN THAI HOANG (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w