ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN OASIS ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Lv khách sạn OASIS (Trang 36 - 40)

KHÁCH SẠN OASIS ĐẾN NĂM 2019

1.1Bối cảnh phát triển du lịch thế giới nói chung

Bất chấp tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho hay lượng du khách quốc tế năm 2015 vừa qua đã đạt hơn 1 tỷ lượt người, tăng hơn 4% so với năm trước đó. So với năm 2014, lượng khách chu du ra nước ngoài (có nghỉ qua đêm) tăng hơn 50 triệu lượt người. Năm 2015 cũng là năm thứ sáu liên tiếp lượng khách du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên. Pháp tiếp tục là điểm đến hấp dẫn khách du lịch nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ, Tây Ban Nha, và Trung Quốc.

Theo Tổng Thư ký UNWTO Taleb Rifai, du lịch quốc tế trong năm 2015 đã tiến triển đến một tầm cao mới, thể hiện rõ vai trò của ngành đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Các quốc gia cần tăng cường chính sách để thúc đẩy ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng, bao gồm tăng cường tính bền vững trong hoạt động du lịch và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện đi lại thuận lợi.

Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong năm 2016 là du lịch trên sông, các điểm đến vùng Bắc Âu, du lịch mạo hiểm... Trong đó, các nhà tổ chức du lịch đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ và du thuyền trên sông.Bên cạnh đó, một hình thức du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới với 60% du khách có độ tuổi từ 22-42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với người cùng mục đích trong hành trình du lịch, và 78% du khách cho rằng các chuyến du lịch sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ.

1.2. Dự báo tình hình du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Mục tiêu, đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) nhận định, năm 2016 được xem là năm gặt hái được nhiều thành công của ngành du lịch thế giới; trong đó, châu Á- Thái Bình Dương, châu Phi là khu vực dẫn đầu, tăng hơn 6%, kể đến khu vực châu Âu.

Với những thành tựu đạt được,Việt Nam được đánh giá là xếp thứ hai, sau Trung Quốc tại khu vực châu Á về tiềm năng phát triển du lịch. Đó là kết quả của cuộc khảo sát lấy ý kiến của hơn 1.200 nhà quản lý du lịch trên toàn thế giới về xu hướng du lịch toàn cầu.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, con số trên mới chỉ tính số tiền khách du lịch bỏ ra chứ chưa tính toán doanh thu từ du lịch. Nếu tính cả doanh thu từ du lịch (gồm cả doanh thu của các ngành dịch vụ phục vụ cho du lịch như vận tải nhà hàng khách sạn, dịch vụ văn nghệ cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch) từ địa phương tới trung ương thì con số này có thể gấp 1,65 lần.

Đạt được kết quả này là do chiến lược phát triển du lịch 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định phát triển du lịch thay vì trên diện rộng, sẽ chuyển sang chiều sâu, tập trung vào chất lượng, thương hiệu, hiệu quả. Đến năm 2020, Việt Nam

đón 10-10, 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp từ 6,,5-7& GDP cả nước, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp là du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp hai lần năm 2020

1.3. Mục tiêu cụ thể phát triển kinh doanh khách sạn đến năm 2019

1.3.1. Mục tiêu tổng quát

• Xây dựng chến lược kinh doanh, các giải pháp tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế thấp nhất sự phàn nàn của khách.

• Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo về các dịch vụ của khách sạn , liên kết với các khách sạn lân cận và cơ sở công ty lữ hành để có thể tiếp cận khách từ các đơn vị bạn. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

•Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng thêm các dịch vụ bổ sung. Cùng với việc tăng số lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được tăng lên

•Mở lớp đào tạo để nâng cao quy trình phục vụ khách và trình độ chuyên môn của các nhân viên trong khách sạn.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể phát triển kinh doanh

a. Mục tiêu thu hút khách

Dựa vào số lượng buồng và hệ số sử dụng buồng ở bảng 6, luận văn xác định hệ số sử dụng buồng bình quân thời kỳ (2014-2016) là:

Dựa vào dự báo tình hình phát triển du lịch trong những năm tới, luận văn kiến nghị hệ số sử dụng buồng bình quân thời kỳ 2017-2019 là:

Hệ số 2017: Hệ số 2019:

Kế hoạch tổng lượt khách thời kỳ (2017 – 2019) là: Năm 2017: Lượt

Năm 2019: Lượt

b, Mục tiêu phát triển tổng doanh thu:

Dựa vào số liệu ở bảng 4 luận văn xác định nhịp độ tăng tổng doanh thu năm 2014 đến 2016:

Căn cứ vào dự báo tình hình phát triển trong những năm tới, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng bình quân hàng năm tổng doanh thu thời kỳ 2017-2019 là 16% và kế hoạch tổng doanh thu từng năm sẽ là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2017: Triệu Năm 2019: Triệu

c. Định hướng mục tiêu kế hoạch tăng tổng lợi nhuận

Dựa vào số liệu bảng 5, tỷ suất lợi nhuận qua các năm 2014 là 17%, năm 2015 là 16%, năm 2016 là 17,2%. Ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận tăng năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy luận văn xác định tỷ suất kế hoạch lợi nhuận tổng bình quân như sau:

Từ trên ta có tỷ suất lợi nhuận kế hoạch giai đoạn (2017-2019) là: Năm 2017:

Năm 2019:

Từ đó định hướng kế hoạch tổng lợi nhuận năm 2017 đến 2019 như sau: Năm 2017: 11.289 triệu

Năm 2019: 15.367 triệu

Bảng 8: Kế hoạch phát triển kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2016 Kế hoạch Nhịp độ tăng bình quân (%) 2017 2019 1. Tổng lượt khách Lượt 29.871 31.449 34.272 4,4

2. Tổng doanh thu Triệu đồng

56.259 65.260 87.814 16

3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng

9654 11.289 15.367 16,7

-Tỷ suất lợi nhuận % 17,2 17,3 17,5 -

Nguồn:Khách sạn Oasis

Một phần của tài liệu Lv khách sạn OASIS (Trang 36 - 40)