- Ngâm phân đoạn Ngâm lạnh.
TAN CHIẾT XUẤT.
1. Cồn thuốc
1.1. Định nghĩa, phân loại:
Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế băng cách chiết xuất hoạt chất có trong dược liệu hoặc hoà tan các cao thuốc, các hoá chất với ethanol có nồng độ thích hợp.
Có nhiều cách phân loại cồn thuốc khác nhau: +Theo thành phần.
- Cồn thuốc đơn. - Cồn thuốc kép.
+Theo phương pháp điều chế:
- Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp ngâm lạmh - Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp ngấm kiệt - Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp hoà tan
1. Cồn thuốc
1.2.Dược liệu và dung môi điều chế cồn thuốc:
Dược liệu; Dược liệu đem sử dụng cần được chia nhỏ đến độ mịn thích hợp.
Dung môi: Dung môi để điều chế cồn thuốc người ta sử dụng ethanol.
1.3 Kỹ thuật điều chế:
Cồn thuốc có thể điều chế theo 3 phương pháp: Ngâm, ngâm nhỏ giọt và hoà tan.
Phương pháp ngâm lạnh:
Phương pháp ngâm lạnh thường dùng để điều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất độc mạnh: cồn tỏi, cồn vỏ cam, vỏ quế, cồn gừng, cồn cánh kiến trắng, cồn hồi
Phương pháp ngấm kiệt:
Phương pháp này thường được dùng để điều chế cồn thuốc có hoạt chất độc mạnh: cồn benladon, cồn ô dầu, cồn cà độc dược…
Phương pháp hoà tan:
Hoà tan hoá chất, cao thuốc, tinh dầu vào ethanol có nồng độ thích hợp, khi các chất đã hoà tan hoàn toàn thì lọc lấy dịch trong.
1. Cồn thuốc
1.4.Kiểm tra chất lượng cồn thuốc:
Về các chỉ tiêu sau đây:
- Cảm quan: Màu sắc, mùi vị
- Tỉ trọng của cồn thuốc
- Hệ số vẩn đục
- Hàm lượng ethanol
- Tỷ lệ cắn khô của cồn thuốc
- Hàm lượng hoạt chất trong cồn thuốc
1.5. Bảo quản cồn thuốc:
Cồn thuốc được bảo quản trong chai lọ đạy nút kín, tránh ánh sáng để nơI mát. Trong quá trình bảo quản cồn thuốc có thể có tủa, cần lọc loại tủa và kiểm tra lại các tiêu chuẩn, nếu đạt vẫn có thể dùng được. Một số trường hợp tuy bên ngoài không thay đổi nhưng cồn thuốc đã giảm tác dụng điều trị, do đó phảI kiểm tra lại hàm lượng hoạt chất.