TÍCH LŨY NGHIỆP – CẬN TỬ NGHIỆP

Một phần của tài liệu HƯƠNG THIỀN trong Pháp Cú (Trang 62 - 65)

- 4th grade: Arhat (one who will not be reborn anywhere because he/she has destroyed the karma of reincarnation But

7. TÍCH LŨY NGHIỆP – CẬN TỬ NGHIỆP

240. Như sét từ sắt sanh

Sắt sanh lại ăn sắt

Cũng vậy, quá lợi dưỡng Tự nghiệp dẫn cõi ác.

Câu chuyện này xảy ra khi đức Phật ở tại Kỳ Viên, liên quan đến thầy tỳ-kheo Tissa.

Ở Xá-vệ có một chàng trẻ tuổi con nhà quyền quý xuất gia, là thượng tọa Tissa. Lúc còn ở tinh xá trong thành, thầy được cúng dường một tấm vải thô dài tám thước. Khi tấm y hoàn thành trông nó rất đẹp. Thầy Tissa rất thích chiếc y mới, thầy định ngày mai sẽ đắp nó. Nhưng hôm ấy thầy bị bội thực và chết, tái sanh làm một con rận trong chiếc y mới của mình.

Các tỳ-kheo lo tang ma xong, bàn định: “Không ai hầu cận Tissa khi thầy đau, chiếc y này thuộc Tăng chúng, chúng ta hãy chia phần.”

Con rận la hoảng: “Các thầy tước đoạt tài sản của tôi.”

Ðức Thế Tôn ngồi trong hương thất, biết việc xảy ra bèn gọi A-nan bảo chúng Tăng dời việc chia y bảy ngày.

7. CUMULATIVE and DEATH PROXIMATE KARMAS

240. As rust corrupts

The very iron that formed it, So transgressions lead

Their doer to states of woe.

This story happened when the Buddha resided at Jetavana, relating to Bikkhu Tissa.

Once there was a monk in Savatthi named Tissa. One day, he received a set of fine robes and was very pleased. He wanted to wear them the next day, but he died that very night, and because he was unduly attached to the fine set of robes, he was reborn as an insect and lived within the folds of the robes.

As there was no one to inherit his belongings, it was decided that this particular set of robes should be shared by the other monks. When the monks were preparing to share it out among themselves, the insect was very much agitated and cried out, 'They are destroying my robes!'

The Buddha, on hearing his cry by means of his supernormal powers of hearing, advised the bikkhus to dispose of the robes only at the end of seven days.

Cuối ngày thứ bảy, con rận chết và tái sanh lên cõi trời Ðâu-suất. Ngày thứ tám, đức Phật cho phép chúng Tăng chia y.

Ðức Phật giải thích lý do quyết định kể trên: “Tissa quá tham luyến đã tái sanh làm con rận trong chiếc y mới của mình. Khi các ông định phân chia y, con rận đã nổi giận. Nó sẽ cự lại các ông và sẽ đọa địa ngục. Hiện nay thì Tissa đã sanh lên cõi trời Ðâu-suất do nghiệp quá khứ, nên Ta cho phép các ông lấy y đem chia.”

Phật bảo tiếp: “Tham ái thật là nguy hiểm. Như rỉ sét phát sanh từ sắt trở lại ăn mòn sắt, tham ái phát sanh từ chúng sanh và đưa chúng sanh xuống địa ngục.”

Và đức Phật nói Pháp Cú 240.

Giảng:

Nghiệp có hai loại, tích lũy và cận tử. Tích lũy nghiệp và cận tử nghiệp đều quan trọng. Thầy tỳ-kheo cả đời tu hành thanh tịnh (tích lũy nghiệp), nhưng vì niệm cuối cùng trước khi lâm chung (cận tử nghiệp) mê lá y nên phải thọ quả báo làm con rận.

On the eighth day, the robes which belonged to Tissa were shared out by the Bhikkhus.

Later, the Buddha explained the reasons for his admonition. “Tissa was attached to this particular set of robes at the time of his death and so he was reborn as an insect for a few days and stayed in the folds of the robes. When you all were preparing to share out the robes, Tissa the insect was very much in agony and was running about to and fro in the folds of the robes. If you had taken the robes at that time, Tissa the insect would have felt very bitter against you and he would have had to be born in a suffering state. Now, however, he has been reborn in a happy state due to his previous Kamma and that is why I have allowed you to take the robes.

“Indeed, Bhikkhus, attachment is very dangerous; as rust corrodes iron from which it is formed, so also attachment destroys one and sends one to lower forms of existence.”

Commentary:

There are two kinds of Karma: accumulative and death proximate Karmas. Both of them are very important. The Bhikkhu had devoted his whole life to the practice (accumulative Karma), but his final thought before death (proximate Karma) was the attachment to the robes, hence he was reborn as an insect.

Tuy nhiên thầy chỉ trả nghiệp trong bảy ngày. Sau đó tích lũy nghiệp tác động đẩy thầy thác sanh lên cõi trời.

Niệm cuối cùng khi mất rất quan trọng, nếu mê đắm vì tình cảm sẽ trở lại sống chung. Có câu chuyện một bà lão rất thương đứa cháu trai, đến nỗi sau khi chết tái sanh làm một cô bé gái láng giềng. Lớn lên cô bé kết hôn với đứa cháu trai này. Như vậy có vô luân hay không?

Tu là tập thói quen tốt đồng thời bỏ thói quen xấu. Tại sao ta không tập thói quen nhìn những cái tốt đẹp của đời và của người để an vui mà lại ưa nhìn bề trái của cuộc đời rồi nghi ngờ và giận hờn, khiến tâm bị ô nhiểm?

Lúc lâm chung niệm cuối cùng phải tỉnh giác. Muốn được như vậy, chúng ta phải tập thói quen buông bỏ vọng tưởng và trở về chân tánh. Một thói quen an vui và tỉnh giác trong lúc sống sẽ dẫn đến nghiệp lành, tâm an bình lúc lâm chung và tái sanh tốt lành.

*

However, the proximate Karma was effective for only seven days and eventually the accumulative Karma sent him to the happy celestial realm.

The final thought before death is vital. It determines where we will go after death. If we are attached to a person, we will be reborn in or near that family. There was once a grandmother who loved her grandson so much that she was reborn as the young girl next door and later married him. Is it immoral or not?

To practice is to form good habits and relinquish bad ones. To make us happy, why do we not develop the habit of appreciating positive qualities in life, in people? Instead, we often tend to look at the negative sides of life, then defile our minds with suspicion and anger.

At the moment of death the final thought should be awareness. To attain this state, we need to form the good habit of letting go of wandering thoughts and returning to our true nature. A habit of happiness and awareness in life leads to good Karma, a peaceful mind at the final moment of death, and a fortunate rebirth.

Một phần của tài liệu HƯƠNG THIỀN trong Pháp Cú (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)