PHẢN QUAN TỰ KỶ CON NGƯỜI CHÂN THẬT

Một phần của tài liệu HƯƠNG THIỀN trong Pháp Cú (Trang 65 - 68)

- 4th grade: Arhat (one who will not be reborn anywhere because he/she has destroyed the karma of reincarnation But

8. PHẢN QUAN TỰ KỶ CON NGƯỜI CHÂN THẬT

CON NGƯỜI CHÂN THẬT

160. Tự mình nương tựa mình

Tựa điểm nào hơn nữa Nhờ khéo điều phục mình Ðược điểm tựa khó được. Giảng:

Những duyên ở bên ngoài không cứu mình được. Chính mình phải nương tựa chính mình, thường xuyên nhìn lại mình để khắc phục tham, sân và si. Thường xuyên nhìn lại mình là pháp tu của thiền tông Việt Nam, thiền phái Trúc Lâm.

Vua Trần Nhân Tông, sơ tổ Trúc Lâm, thuở bé lúc chưa làm thái tử được vua cha là Trần Thánh Tông gửi học với Tuệ Trung Thượng Sĩ. Hôm từ giã thầy trở về đăng quang thái tử, Ngài hỏi Thượng Sĩ:

– Yếu chỉ thiền tông là thế nào? Tuệ Trung đáp:

– Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc (Nhìn trở lại mình là phận sự gốc, không từ ngoài mà được).

8. SELF-REFLECTION and THE TRUE BEING

160. Oneself, indeed, is one’s own guardian.

What other protector could there be? With self-control

One gains a protector hard to obtain. Commentary:

External conditions can not save us. We should rely on ourselves and regularly observe ourselves to get rid of greed, anger, and ignorance. Regular self- observation is the main practice of Vietnamese Zen Buddhism, the Truc Lam Zen lineage.

King Tran Nhan Tong, the First Truc Lam Patriarch, when still a young man, not yet crown prince, was sent by his father, King Tran Thanh Tong, to study with Tue Trung Thuong Si. When bidding farewell to his master to go back to the court to be crowned as prince, he asked Tue Trung: “What is the essence of Zen?”

Tue Trung said: “The vital duty is to observe oneself35. External phenomena can not bring about enlightenment.”

Ngài theo đây tự tu và hướng dẫn mọi người tu theo.

Khi còn cư sĩ, làm Thái Thượng Hoàng, rỗi rảnh việc nước, Ngài tham học quảng bác, làm bài phú Cư Trần Lạc Đạo nói lên chỗ thấy hiểu uyên áo. Xuất gia làm tăng, Ngài công phu miên mật nơi am cỏ núi rừng, chứng ngộ và làm bài Đắc Thú Sơn Lâm Thành Đạo Ca.

Chữ hình tướng có nghĩa là tướng bên ngoài sinh diệt. Câu “Nương nơi tướng nhận ra cái vô tướng” có nghĩa nương nơi hình tướng sanh diệt để nhận ra hay trở về cái vô tướng bất sanh bất diệt là thực tướng của các pháp. Những hiện tượng bên ngoài như mùa xuân chẳng hạn là tướng sanh diệt. Nếu liên kết mùa xuân này vào ký ức thuộc về quá khứ hay vào dự phóng cho tương lai, chúng ta sẽ bị trói buộc vào vô thường. Ngược lại, khi chúng ta chiếu soi thể tánh mùa xuân là tánh không, chúng ta sẽ không bị vô thường chi phối, và sẽ sống được với chân tánh các pháp.

Tu là trở về bình thường, ngay đó tỉnh giác thành Phật. Nhà thiền có câu “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma.”

He followed the instruction and used it to guide others in their practice.

When still a layman, he researched widely in his leisure time. He wrote a dissertation in rhythmic prose: Cu Tran Lac Dao (The Way to Be Happy in Ordinary Life), expressing his profound understanding. When ordained, having given up his throne to his son, living in a thatched hut in the woods, he practiced diligently, then became enlightened and wrote the long poem: Dac Thu Son Lam Thanh Dao Ca (The Song of Enjoying Mountain Life).

Form means the external impermanent phenomena. The sentence “Rely on the form to realize the non-form (nothingness)” means to use the impermanent phenomena to realize or return to the imperishable form, which is the true nature of every thing. External things, such as Spring, are impermanent phenomena, whereas internal Spring is the permanent essence. Those who practice seriously, while admiring the external Spring, always remember to go back to the true mind and essence, to stay on the path, which is imperishable, beyond birth and death.

To practice is to return to ‘ordinary mind’ and become Buddha right at that very moment, not looking forward to new or strange events. There is a Zen saying: “See Buddha, kill Buddha; see Mara kill Mara.”

Khi ngồi thiền tâm thức biến chuyển, có khi gặp những hình ảnh Bồ-tát hay những cảnh ma quái, nếu kẹt trong đó tức bị “tẩu hỏa nhập ma.” Gặp những hình ảnh không thật này, dù là Phật dù là ma, đều phải buông bỏ vì đó là ma cảnh.

Các hành giả khi kiến tánh có thể khóc cười, đó chỉ là phản ứng tự nhiên lúc bấy giờ, không phải hiện tượng lạ.

Tự ngã nếu hiểu là bản ngã, đó là sanh diệt. Nếu hiểu đó là tự kỷ trong câu “Phản quan tự kỷ” thì đó là thể tánh, chân tánh các pháp, chân tâm, ông chủ.

Để nhắc nhở mình luôn luôn nhớ ông chủ, thiền sư Sư Ngạn ở Đoan Nham suốt ngày ngồi trên thạch bàn như kẻ ngu, thỉnh thoảng tự gọi: “Ông chủ”, rồi tự đáp: “Tỉnh tỉnh chớ bị người lừa!”

*

During sitting meditation, while our stream of consciousness is in the transformation process, we often see false visualizations of Bodhisattvas or Maras and get stuck there, which is called: “tau hoa nhap ma” (demonic side effects) – a serious side effect and a symptom of doing meditation in a wrong way. When seeing these unreal visions, whether of Buddha or of Mara, we should let go of them, because they are false. However, practitioners, when realizing their own true nature might laugh or cry; but these are only the manifestations of their mind right at that moment, not a strange event.

If we consider self as our individual ego, then it is impermanent. If it’s self-reflection in the above sentence: “The vital duty is to observe oneself,” then that’s the substantial nature, the true nature of everything, the true mind, the true master.

The Zen master Su Ngan in Doan Nham spent his days sitting on a carved stone, like a dull man. From time to time, he called himself, “Master,” then replied to himself, “Be watchful! Don’t let yourself be deceived.”

9. VỌNG NGỮ

133 Chớ nói lời thô ác

Nói ác, bị nói lại Khổ thay lời thù hận Hình phạt tất tới thân.

134 Như chiếc chuông bị bể

Tự mình giữ yên lặng Người đã chứng Niết-bàn Tự mình không sân hận. Giảng:

Ðây là nói về giới vọng ngữ. Vọng ngữ nghĩa hẹp là nói dối, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Nghĩa rộng còn có nghĩa ác ngữ (tức nói lời thô ác, mắng chửi rủa sả...), lưỡng thiệt (nói hai lưỡi, đâm bị thóc thọc bị gạo), ỷ ngữ (nói lời vô nghĩa, trau chuốt để mê hoặc người hoặc lừa bịp người thủ lợi cho mình...)

Nếu giữ miệng lưỡi không phạm những khẩu nghiệp kể trên, “thủ khẩu như bình” (giữ miệng không nói như miệng chiếc bình) hoặc như chiếc chuông bể tuy có đánh (có xúc chạm với cảnh) nhưng không ra tiếng (không phản ứng lại), sẽ tự mình giữ được tĩnh lặng không sân hận tạo nghiệp. Tu pháp môn nào cũng cần tĩnh lặng. Phải tập sống tĩnh lặng và làm quen với sự trống vắng cô đơn.

Một phần của tài liệu HƯƠNG THIỀN trong Pháp Cú (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)