Lợinhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay 1 Các kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu Giải bài tập môn kinh tế chính trị (Trang 48 - 51)

1. Các kiến thức cơ bản

a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp

Công thức vận động của tư bản thương nghiệp : T-H-T’ Với công thức này , hàng hóa được chuyển chỗ 2 lần :

+ Lần 1: từ tay nhà tư bản công nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp

+ Lần 2: từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang tay người tiêu dùng

Đặc điểm của tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản: là vừa thống nhất phụ thuộc vào tư bản công nghiệp lại vừa độc lập đối với tư bản công nghiệp .

Vai trò của tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản:

+ Sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã góp phần làm giảm chi phí lưu thông của từng nhà tư bản công nghiệp, tư bản đầu tư vào sản xuất của từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội tăng.

+ Sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng.

+ Khi có nhà tư bản thương nghiệp đảm nhiệm việc lưu thông hàng hóa, nhà tư bản công nghiệp rảnh tay trong khâu lưu thông, tập trung vào sản xuất , rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản, tăng tốc độ chu chuyển tư bản . từ đó thúc đẩy sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp:

+ Tư bản thương nghiệp chỉ chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông,nên tư bản của nhà tư bản thương nghiệp chỉ manghình thái tư bản tiền tệ và tư bản hàng hóa mà không mang hình thái tư bản sản xuất. Do đó tư bản thương nghiệp chỉ làm nhiệm vụ thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

+Tư bản thương nghiệp thực hiện giai đoạn thứ ba trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp, giai đoạn lưu thông . Giai đoạn này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển sản xuất và tái sản xuất , nên các nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp.

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản thương nghiệp lưu thông hàng hóa

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp , để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng hóa cho mình.

Nhà tư bản công nghiệp nhượng một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị hàng hóa.

( Chi phí sản cuất< giá cả hàng hóa < giá trị hàng hóa).

Sau đó nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho người tiêu dùng với giá cả đúng bằng giá trị của hàng hóa.

P thương nghiệp = Giá bán – Giá mua.

- Ví dụ : Một nhà tư bản công nghiệp có lượng tư bản ứng trước là 1800, cấu tạo hữu cơ tư bản là 4/1, m’ = 100% ( giả định không xét đến chi phí lưu thông).

Ta có giá trị hàng hóa sẽ là: 1440 c + 360 v + 360 m

Giả sử tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh và ứng ra 200 để kinh doanh . Tổng tư bản ứng ra của cả hai nhà tư bản là 2000. Tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là :

Theo tỷ suất lợi nhuận bình quân chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu lợi nhuận bằng 18% của tư bản ứng ra.

PCN = = 324

Giá bán hàng hóa của nhà tư bản công nghiệp cho nhà tư bản thương nghiệp sẽ là:

Giá bán hàng hóaTBCN = k TBCN + P = 1800 + 324 = 2124CN

Giá bán hàng hóa TBTN = Giá trị hàng hóa = 2160 PTN = 2160-2124= 36

b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

TB cho vay trong CNTB là một bộ phận của TB công nghiệp tách ra trong quá trình tuần hoàn của TB.

Sở dĩ như vậy là vì:

+ Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TB công nghiệp, luôn có số TB tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. Như: Tiền dự trữ để mua nguyên nhiên vật liệu nhưng chưa đến kỳ mua; quỹ khấu hao máy móc thiết bị; bộ phận tiền trả lương cho công nhân chưa đến thời hạn trả; bộ phận m tích lũy để mở rộng SX nhưng chưa sử dụng. Tiền nhàn rỗi như thế không sinh lời, nhưng đối với nhà TB thì T phải đẻ ra tiền. Vì vậy, nhà TB cho người khác vay để kiếm lời.

+ Trong khi đó 1 số nhà TB khác rất cần tiền.Như: T mua sắm nguyên nhiên vật liệu, tiền để cải tiến kỹ thuật; T để mở rộng SX mà vốn tích lũy chưa đủ... Do đó tất yếu các nhà TB đó phải đi vay.

 Từ quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ đó mà TB nhàn rỗi đã trở thành TB cho vay.

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho

người khác sử dụng trong 1 thời gian nhất định nhằm thu thêm một số T lời . Số tiền lời đó gọi là lợi tức – ký hiệu: Z

Đặc điểm của TB cho vay:

Một phần của tài liệu Giải bài tập môn kinh tế chính trị (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)