Các hình thức địa tô

Một phần của tài liệu Giải bài tập môn kinh tế chính trị (Trang 60 - 63)

IX. Địa tô tư bản chủ nghĩa và giá cả ruộng đất 1 Các kiến thức cơ bản

b/ Các hình thức địa tô

* Địa tô chênh lệch:

- Địa tô chênh lệch là loại địa tô gắn với độc quyền kinh doanh ruộng đất, do đó là loại địa tô chỉ thu được trên những ruộng đất có điều kiện thuận lợi( vị trí, độ màu mỡ)

- Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân thu

được trên ruộng đất có điều kiện thuận lợi hơn; nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện ruộng đất xấu và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

- Công thức tính:

Địa tô chênh lệch= Giá cả sản xuất chung- Giá cả sản xuất cá biệt.

. Giá cả sx chung trong nông nghiệp được quyết định bởi điều kiện ruộng đất xấu.

=>Các nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất có điều kiện thuận lợi luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Phần lợi nhuận siêu ngạch này thuộc về địa chủ dưới hình thức địa tô chênh lệch còn thuộc về nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.

Khác với trong công nghiệp: lợi nhuận siêu ngạch thu trên ruộng đất trung bình, tốt ổn định và thường xuyên hơn.

- Có 2 loại địa tô chênh lệch: Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II

+ Địa tô chênh lệch I:

Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi, gần nơi tiêu thụ gần đường giao thông.

Nguyên nhân để hình thành địa tô chênh lệch I là do điều kiện tự nhiên thuận lợi ( vị trí và độ màu mỡ của đất đai)

. Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được nhờ thâm canh ruộng đất. Thâm canh ruộng đất: là đầu tư thêm tư bản vào ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác nhằm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.

. Trong thời hạn hợp đồng thuê ruộng đất số lợi nhuận siêu ngạch này thuộc về nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.

. Khi hết thời hạn hợp đồng chủ ruộng đất sẽ nâng mức địa tô lên để chiếm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó (biến P thành địa tô chênh lệch). SN

*Địa tô tuyệt đối;

- Địa tô tuyệt đối là loại địa tô gắn vớiđộc quyền sở hữu ruộng đất

- Địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà TB kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất đó tốt hay xấu.

- Nguyên nhân hình thành: cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp

= >Vì vậy, với cùng lượng tư bản đầu tư, m’ ngang nhau, thì trongnông

nghiệp sẽ thu được nhiều giá trị thặng dư hơn trong công nghiệp. => Phần giá trị thặng dư đó->P siêu ngạch -> Địa tô tuyệt đối

VD: Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và nhà tư bản công nghiệp đều có số TB là 100;P’= 20%; cấu tạo hữu cơ trong công nhiệp là là cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp là ; Giả sử m' = 100%.

Giá trị hàng hóa công nghiệp= 80c + 20v + 20m Giá trị hàng hóa nông phẩm= 60c + 40v + 40m

Như vậy trong nông nghiệp thu được nhiều hơn trong công nghiệp 20m. - Trong nông nghiệp tồn tại chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản vào nông nghiệp

=> đã ngăn cản việc hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân chung giữa công nghiệp và nông nghiệp

= > Nông sản được bán theo giá trị và phần giá trị thặng dư dôi ra ngoàilợi nhuận bình quân được giữ lại để nộp tô tuyệt đối cho địa chủ. - Công thức tính :

Địa tô tuyệt đối = Giá trị nông phẩm- giá cả sản xuất => Địa tô tuyệt đối = 140-120=20

- Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm với giá cả sản xuất chung .

Một phần của tài liệu Giải bài tập môn kinh tế chính trị (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)