- Hình thức đề tài:
2.1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty
Mô hình bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện tại phòng kế toán.
(Nguồn: Phòng kế toán)
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ nghiệp vụ:
Trong bộ máy kế toán của công ty, mỗi người phải chịu trách nhiệm cho một công đoạn trong công tác kế toán nhưng tất cả đều hướng đến mục đích là: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm nâng cao hiệu quả lợi nhuận của toàn công ty.
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN XƯỞNG KẾ TOÁN THANH
Nhiệm vụ của các cán bộ:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người lãnh đạo toàn bộ công tác
kế toán của Công ty, kế toán trưởng chịu sự kiểm tra tổng hợp số liệu trên các chứng từ gốc đưa vào sổ sách tổng hợp, lập kế hoạch tài chính hàng tháng,quý, năm cân đối giữa các hoạt động SXKD của Công ty và tổ chức ghi chép, lập báo cáo về chi phí sản xuất, giá thành, phân tích tình hình thực giá thành, phát hiện mọi khả năng, tiềm năng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
Kế toán Thanh toán và công nợ:
- Theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của Tiền mặt (TK 111) và tiền gửi Ngân hàng (TK 112). Khi có chênh lệch giữa sổ Kế toán tiền mặt với sổ của Thủ quỹ và sổ Kế toán Tiền gửi ngân hàng với sổ phụ Ngân hàng thì kế toán tìm ra nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm soát hóa đơn, chứng từ đầu vào sao cho hợp pháp, hợp lý, hợp lệ để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiếm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ.
- Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp xử lý.
Kế toán xưởng:
- Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện nhập/ xuất kho.
- Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình.
- Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng - Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. - Kiểm soát nhập xuất tồn kho.