Chuẩn bị một ổ USB với dung lượng 4GB hoặc lớn hơn.
Phần mềm USB Disk Storage Format.
Phần mềm grub4dos.zip
Bước 1: cài đặt và chạy chương trình USB Disk Storage Format. Sau đó chọn 2 thông số như hình vẽ và nhấn Start
46
Bước 2: Download và chạy chương trình grub4dos.zip rồi thiết lập thông số lần lượt theo các bước sau:
Bước 3: Copy file grldr và menu. lst vào ổ USB.
Bước 4: Copy toàn bộ nội dung đĩa Hiren’s BootCD vào ổ USB.
Sau khi hoàn thiện mọi thứ, trong ổ USB phải có đầy đủ các thành phần sau:
47 2. Khởi động Hiren's Boot
Hầu như phần lớn các phần mềm chứa trên Hiren's Boot hoạt động trong môi trường DOS thực, nghĩa là khởi động bằng chính đĩa Hiren's Boot thay vì sử dụng các phần mềm đó trong môi trường Windows. Để có thể khởi động bằng đĩa Hiren's Boot USB thì chỉ việc cho đĩa này vào cổng USB, sau đó khởi động lại máy tính và thiết lập thứ tự ưu tiên khởi động đầu tiên cho USB.
3. Nội dung thực hành
3.1. USB Hiren’s Boot
Tạo một USB Hiren’s Boot theo hướng dẫn như trên.
3.2. Khởi động Windows XP mini
48
Bài 8: SAO LƯU – PHỤC HỒI HỆ ĐIỀU HÀNH
Việc cài đặt Hệ điều hành và phần mềm tốn khá nhiều thời gian. Do vậy việc sao lưu (backup) và phục hồi (Restore) hệ điều hành là cần thiết nhằm đề phòng những rủi ro trong quá trình sử dụng máy tính như: hệ điều hành bị lỗi, phần mềm bị virus tấn công hay bất kì nguyên nhân nào khác làm ảnh hưởng đến việc sử dụng máy tính.
Có nhiều cách để sao lưu hệ điều hành như:
- Sử dụng tiện ích sẵn có của Windows
- Dùng phần mềm Norton Ghost, Acronis True Image, Image Center…
Lưu ý, file lưu trữ của phần mềm Norton Ghost có phần mở rộng là. GHO, Image Center có phần mở rộng là. PQI, Acronis True Image có phần mở rộng là. TIB.
1. Sử dụng tiện ích sẵn có của Windows 10
1.1. Sao lưu Windows 10
Bước 1: Nhấn nút Start góc dưới cùng bên trái cửa sổ Windows (hoặc phím Windows trên bàn phím) chọn Settings .
49
Bước 3: Chọn Backup trong menu bên trái rồi nhìn sang bên phải chọn Go to Backup an Restore (Windows 7) .
50 Bước 5: Chờ chút để Windows Backup khởi chạy.
Bước 6: Chọn ổ đĩa lưu Backup (khuyến khích sử dụng ổ đĩa rời hoặc USB) trong phần Save backup on . Chọn xong nhấn nút Next .
51 Bước 7: Chọn những thứ cần sao lưu lại. Ở đây có 2 lựa chọn:
Let Windows choose (recommended): Microsoft khuyến khích việc này, Windows sẽ chọn những thứ sẽ được backup bao gồm: dữ liệu được lưu trong libraries (thư viện) và trong thư mục Windows mặc định. Windows cũng sẽ tạo một file sao lưu hệ thống giúp phục hồi máy tính khi gặp lỗi.
Let me choose: Tự chọn những gì cần backup lại
Mình sẽ chọn theo Microsoft khuyến khích đó là Let Windows Choose sau đó nhấn nút Next để tiếp tục.
52 Bước 8: Nhấn vào dòng Change schedule .
53
Bước 9: Bỏ dấu tích trong phần Run backup on a schedule để hủy chế độ backup tự động. Vì ở đây chúng ta cần sao lưu lại Windows 10 lúc hoạt động tốt nhất chứ không phải sao lưu dữ liệu.
Nhấn nút OK để tiếp tục.
54
Bước 11: Thông báo lỗi Windows không thể bật backup tự động, nhấn nút OK để bỏ qua.
Bước 12: Lúc này quá trình backup Windows 10 sẽ thực hiện. Chúng ta có thể thấy quá trình backup trong phần Back up and restore your files , nhấn nút View details để xem chi tiết (nhấn nút Stop backup để dừng).
55
Bươc 13: Sau khi quá trình backup Windows 10 xong, chúng ta sẽ thấy các thông tin về quá trình backup gần nhất trong phần Back up and restore your files .
56
1.2. Hướng dẫn Restore (Khôi phục) Windows 10
Bước 1: Nhấn nút Start góc dưới cùng bên trái cửa sổ Windows (hoặc phím Windows trên bàn phím) chọn Settings .
57
Bước 3: Chọn Backup trong menu bên trái rồi nhìn sang bên phải chọn Go to Backup an Restore (Windows 7) .
58 Bước 5: Chọn backup cần khôi phục rồi nhấn nút Next .
Bước 6: Tích vào ô vuông bên trái dòng Select all files from this backup để khôi phục toàn bộ mọi thứ đã được sao lưu trong backup đó.
59
Bước 7: Chọn nơi chúng ta muốn khôi phục backup. Ở đây có 2 lựa chọn:
In the original location: Khôi phục backup vào ổ đĩa mà chúng ta đã backup nó. In the following location: Khôi phục backup vào ổ đĩa được chọn.
Chọn xong chúng ta nhấn nút Restore . Lúc này quá trình khôi phục Windows 10 sẽ bắt đầu.
2. Hướng dẫn sử dụng Norton Ghost
Phần mềm này có thể sao lưu một cách nhanh nhất toàn bộ đĩa cứng, hoặc cũng có thể sao lưu từng phân vùng một cách rất nhanh và tiện lợi. Điểm mạnh của Norton Ghost là có khả năng nén file rất tốt và chỉnh sửa được dễ dàng.
60
2.1. Tạo file ghost từ một phân vùng. Sử dụng đĩa Hirent Boot để khởi động. Sử dụng đĩa Hirent Boot để khởi động.
Chọn BootCD
Chọn Disk Clone Tools…
61 Chọn Ghost (Normal)
Chọn OK
62
Chọn ổ đĩa nguồn (ổ đĩa chứa hệ điều hành muốn ghost), Nhấn OK
Chọn Partition muốn ghost, nhấn Ok
Chọn nơi lưu tập tin ghost, đặt tên tập tin ghost và Chọn Save
63 Chọn Yes để bắt đầu tạo file Ghost
2.2. Phục hồi phân vùng từ file ghost
Chạy chương trình ghost và chọn Local \ chọn Partition \ Chọn Form Image.
Khi đó, xuất hiện hình sau:
64
Chọn Partition đích (phân vùng hệ điều hành cần phục hồi)
Chọn Yes để bắt đầu phục hồi.
Đến đây, quá trình phục hồi đã hoàn thành. Chọn Reset Computer để khởi động lại máy.
3. Nội dung thực hành:
65
Bài 9: CÀI ĐẶT VÀ QUẢN LÝ ĐA HỆ ĐIỀU HÀNH
Nếu đang sử dụng Windows XP và cài đặt thêm một phiên bản Windows mới hơn, hệ thống sẽ tự động được thiết lập chế độ Dual-boot, cho phép người dùng chọn phiên bản Windows để sử dụng trong quá trình khởi động.
Trong trường hợp ngược lại, nghĩa là bạn cài đặt phiên bản Windows phiên bản mới hơn (Vista hoặc Windows 7) nhưng lại muốn cài đặt thêm Windows XP để đáp ứng mục đích sử dụng nào đó thì cần tạo được dual-boot.
Hướng dẫn dưới đây trình bày các bước cài đặt Windows XP và Windows 7 theo hai cách: Windows XP trước và Windows 7 trước.
1. Cài Windows XP trước, Windows 7 sau
- Tạo hai phân vùng để cài 2 hệ điều hành (nếu chưa có), lưu ý chọn dung lượng cho mỗi phân vùng. Việc cài hệ điều hành nào trên phân vùng nào là không quan trọng.
- Set Active trên một phân vùng Primary nhằm chỉ ra phân vùng sẽ được khởi động (nên chọn phân vùng đầu tiên). Mọi thông tin về khởi động các hệ điều hành được lưu trên phân vùng này.
66
- Lần lượt cài Windows XP và Windows 7 lên hai phân vùng.
Windows 7 sẽ tự động tạo menu Dual – boot cho phép chọn hệ điều hành khởi động.
2. Cài Windows 7 trước, Windows XP sau
Bước đầu tiên cần tiến hành đó là khởi tạo một phân vùng mới trên ổ cứng (nếu chưa có) rồi cài đặt Windows XP trên phân vùng mới này. Có thể thực hiện theo các bước sau:
Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Manager. Tại hộp thoại Computer Management hiện ra, chọn mục Disk Management. Danh sách các phân vùng ổ cứng sẽ được liệt kê ở khung bên phải. Click chuột phải vào phân vùng ổ cứng nào muốn tạo phân vùng mới, chọn Shrink Volume.
Tại hộp thoại tiếp theo, bạn điền dung lượng muốn sử dụng để khởi tạo cho phân vùng mới. Dung lượng có thể sử dụng phụ thuộc vào dung lượng trống đang có trên phân vùng. Trong hình ảnh minh họa dưới đây, bạn sẽ thấy dung lượng được chọn để thiết lập là 40 GB. Nhấn vào nút Shrink để tiếp tục.
67
Sau khi quá trình phân chia ổ đĩa kết thúc, tại danh sách các phân vùng ở bên dưới, bạn sẽ thấy một phân vùng mới, được đánh dấu Unallocated. Kích chuột phải vào phân vùng này và chọn New Simple Volume.
Quá trình thiết lập phân vùng mới sẽ được bắt đầu. Tại hộp thoại mới hiện ra, quá trình sẽ yêu cầu bạn chọn định dạng, đặt tên và tiến hành format cho phân vùng mới. Nhấn Next để qua bước tiếp theo.
68
Sau khi quá trình format phân vùng mới hoàn thành, trên hộp thoại Disk Mangagement, bạn sẽ thấy xuất hiện một phân vùng với đầy đủ tên, định dạng và dung lượng như đã thiết lập ở trên.
Cài đặt Windows XP vào phân vùng mới
Sau khi đã khởi tạo một phân vùng mới, việc tiếp theo là cài đặt Windows XP vào phân vùng vừa được khởi tạo này.
Các bước khởi động từ đĩa cài đặt, thiết lập… sẽ không được hướng dẫn ở đây. Tuy nhiên, lưu ý, trong quá trình cài đặt, tại bước yêu cầu chọn phân vùng, bạn phải chọn đúng phân vùng mới tạo ra để cài đặt Windows XP lên đó.
Cuối cùng, tiến hành các bước cài đặt như thông thường. Tạo menu Dual-boot
Sau khi quá trình cài đặt Windows XP kết thúc, máy tính sẽ tự động khởi động và sử dụng Windows XP làm hệ điều hành chính, và không có cách gì để khởi động vào Windows 7 sẵn có trước đó.
69
Menu dual-boot là giao diện xuất hiện trong quá trình khởi động, cho phép người dùng chọn phiên bản Windows để sử dụng trong trường hợp máy tính được cài đặt 2 hệ điều hành.
Như trên đã đề cập, nếu cài đặt Windows 7 trên máy tính sẵn có Windows XP, menu dual-boot sẽ tự động được khởi tạo. Trong trường hợp ngược lại, bạn phải tự khởi tạo bằng cách thủ công theo các bước dưới đây:
Đầu tiên, download phần mềm EasyBCD, đây là chương trình miễn phí.
Sau khi cài đặt và kích hoạt, tại giao diện chính của chương trình, kích vào mục Add/Remove Entries. Tại phần bên dưới, điền Windows XP vào mục Name (đây là phần tên sẽ hiển thị tại menu dual-boot, có thể điền tên gì tùy thích, tuy nhiên, nên đặt tên cụ thể để tránh nhầm lẫn), phần Type chọn Windows NT/2k/XP/2k3, phần Drive chọn phân vùng ổ đĩa mà Windows 7 cài đặt trên đó (thông thường là C:), nhấn nút Add Entry và cuối cùng nhấn Save để lưu lại.
Tiếp theo, nhấn nút Manager Bootloader trên menu chương trình, chọn tùy chọn Reinstall the Vista Bootloader và kích vào nút Write MBR.
70
Cuối cùng, khởi động lại máy tính, bạn sẽ thấy quá trình khởi động xuất hiện theo menu dual-boot, cho phép bạn chọn 1 trong 2 phiên bản được cài đặt trên máy tính để sử dụng.
Khắc phục lỗi mất phân vùng Windows XP trên Windows 7:
Sau khi khởi động và sử dụng Windows 7, bạn có thể gặp trường hợp phân vùng sử dụng để cài đặt Windows XP sẽ không được hiển thị và nhìn thấy trên Windows 7. Nếu gặp phải lỗi này, thực hiện theo các bước dưới đây để khắc phục:
Trước tiên, thực hiện như các bước ở đầu bài để mở cửa sổ Disk Management.
Trong danh sách các phân vùng của ổ đĩa được liệt kê, bạn sẽ thấy có một phân vùng chưa có ký tự đại diện, đó chính là phân vùng cài đặt Windows XP. Click chuột phải lên phân vùng này và chọn Change Drive Letter and Paths.
Nhấn vào nút Add ở hộp thoại tiếp theo. Chọn tùy chọn Assign the following driver letter, chọn ký tự đại diện cho phân vùng rồi nhấn OK để xác nhân.
71
Bây giờ, phân vùng cài đặt Windows XP đã xuất hiện bình thường trên Windows 7.
3. Một số phần mềm dùng để tạo Dual-boot: o NTBOOT Autofix o NTBOOT Autofix o VISTAbootpro o Boot Magic o … 4. Nội dung thực hành
Sử dụng phần mềm Norton Ghost để phục hồi hệ điều hành trên 2 phân vùng khác nhau. Sau đó sử dụng phần mềm để tạo menu Dual-boot
72
Bài 10: XEM THÔNG TIN PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Những thông tin phần cứng máy tính được ghi trực tiếp bên ngoài vỏ máy tính và trên từng linh kiện. Tuy nhiên để có được thông tin chi tiết hơn thì cần sử dụng một số phần mềm. Dưới đây là hướng dẫn xem thông tin phần cứng của một vài linh kiện quan trọng của máy tính thông qua phần mềm.
1. Sử dụng Computer Properties
Tại giao diện Desktop, nhấn chuột phải vào biểu tượng “This PC” và chọn
“Properties”. Màn hình tương tự như sau xuất hiện:
Và ta dễ dàng đọc được thông số của CPU và dung lượng RAM
2. Sử dụng phần mềm CPU-Z
CPU-Z là một phần mềm cho phép người dùng kiểm tra các thông số phần cứng quan trọng của máy tính rất chi tiết.
73
- Name: là tên bộ vi xử lí
- Code name: mã CPU
- Package: loại socket của CPU
- Technology: kích thước transistor (linh kiện bán dẫn trong CPU)
- Voltage: điện áp cung cấp trong dòng điện cho CPU hoạt động
- Specification: gồm tên của CPU và xung nhịp
- Instructions: tập lệnh CPU hỗ trợ.
- Core Speed: xung nhịp của CPU, thông số này với core voltage thường xuyên thay đổi
để tiết kiệm điện.
- Multiplier: hệ số nhân của CPU
- Bus Speed: Tốc độ bus
- Cache: Thông số về bộ nhớ đệm
- Cores và Threads: Số lõi (hay nhân) và số luồng của CPU.
74
Thẻ Caches với các thông tin về dung lượng bộ nhớ đệm: L1, L2 và L3
Các CPU đời đầu chỉ có một mức cache và mức đó cũng không được chia thành L1 D- Cache (cho dữ liệu) và L1 I-Cache (cho chỉ lệnh). Hầu hết các CPU hiện đại có L1 Cache được phân chia. Tất cả các CPU hiện đại đều có nhiều mức cache và hầu hết chúng đều có L2 Cache, và mới hơn nữa là L3 Cache. L2 thường không phân chia và hoạt động như một kho lưu trữ chung cho L1. Mỗi nhân trong chip đa nhân đều có một L2 Cache chuyên dụng và thường không được chia sẻ giữa các nhân. L3 Cache là cache ở cấp cao hơn, được chia sẻ giữa các nhân và không bị phân chia. Đã có L4 Cache, nhưng cache này chưa phổ biến trên CPU. Thẻ Mainboard
75
Trong tab Mainboard, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thông tin hữu dụng khi nâng cấp hay thay thế các thành phần. Các thông tin này sẽ gồm có cả nhà sản xuất bo mạch chủ, chipset, BIOS và giao diện đồ họa.
- Manufacturer: Tên nhà sản xuất bo mạch chủ, ví dụ Acer, Asus, Foxconn...
- Model: Model của bo mạch chủ, bên cạnh là tên phiên bản.
- Chipset: Hãng sản xuất, loại chip và Revision.
- Southbridge: Hãng sản xuất, loại southbridge và Revision.
- BIOS: Hiển thị thông tin về thương hiệu, phiên bản và ngày sản xuất BIOS.
- Graphic Interface: Thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard.
76
Thẻ Memory cho biết dung dượng Ram hay tốc độ bus. Màn hình sẽ hiển thị các thông tin là Type (loại ram), Size (dung lượng ram), Channels # (một thanh Ram hay nhiều) và cuối cùng là Frequency (cho biết tốc độ xung nhịp của RAM).
Thẻ SPD: hiển thị các thông tin cụ thể về bộ nhớ RAM trên máy tính bao gồm loại RAM, dung lượng, Bandwidth…
77
Thẻ Graphics: Cung cấp các thông tin về card màn hình Onboard hoặc các thông tin về Card đồ hoạ. Tên bộ xử lý đồ họa, mã duyệt, công nghệ, tên mã, bộ nhớ và tốc độ xung nhịp.
Thẻ About cung cấp các thông tin của phần mềm này.
Phần mềm CPUZ giúp chúng ta kiểm tra các thông tin kĩ thuật và tình trạng hoạt động của các linh kiện trong phần cứng của máy tính. Nó rất hữu ích trong các tình huống như thay