Sử dụng phần mềm CPU-Z

Một phần của tài liệu tài liệu THỰC HÀNH máy TÍNH full (Trang 72)

CPU-Z là một phần mềm cho phép người dùng kiểm tra các thông số phần cứng quan trọng của máy tính rất chi tiết.

73

- Name: là tên bộ vi xử lí

- Code name: mã CPU

- Package: loại socket của CPU

- Technology: kích thước transistor (linh kiện bán dẫn trong CPU)

- Voltage: điện áp cung cấp trong dòng điện cho CPU hoạt động

- Specification: gồm tên của CPU và xung nhịp

- Instructions: tập lệnh CPU hỗ trợ.

- Core Speed: xung nhịp của CPU, thông số này với core voltage thường xuyên thay đổi

để tiết kiệm điện.

- Multiplier: hệ số nhân của CPU

- Bus Speed: Tốc độ bus

- Cache: Thông số về bộ nhớ đệm

- Cores và Threads: Số lõi (hay nhân) và số luồng của CPU.

74

Thẻ Caches với các thông tin về dung lượng bộ nhớ đệm: L1, L2 và L3

Các CPU đời đầu chỉ có một mức cache và mức đó cũng không được chia thành L1 D- Cache (cho dữ liệu) và L1 I-Cache (cho chỉ lệnh). Hầu hết các CPU hiện đại có L1 Cache được phân chia. Tất cả các CPU hiện đại đều có nhiều mức cache và hầu hết chúng đều có L2 Cache, và mới hơn nữa là L3 Cache. L2 thường không phân chia và hoạt động như một kho lưu trữ chung cho L1. Mỗi nhân trong chip đa nhân đều có một L2 Cache chuyên dụng và thường không được chia sẻ giữa các nhân. L3 Cache là cache ở cấp cao hơn, được chia sẻ giữa các nhân và không bị phân chia. Đã có L4 Cache, nhưng cache này chưa phổ biến trên CPU. Thẻ Mainboard

75

Trong tab Mainboard, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thông tin hữu dụng khi nâng cấp hay thay thế các thành phần. Các thông tin này sẽ gồm có cả nhà sản xuất bo mạch chủ, chipset, BIOS và giao diện đồ họa.

- Manufacturer: Tên nhà sản xuất bo mạch chủ, ví dụ Acer, Asus, Foxconn...

- Model: Model của bo mạch chủ, bên cạnh là tên phiên bản.

- Chipset: Hãng sản xuất, loại chip và Revision.

- Southbridge: Hãng sản xuất, loại southbridge và Revision.

- BIOS: Hiển thị thông tin về thương hiệu, phiên bản và ngày sản xuất BIOS.

- Graphic Interface: Thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard.

76

Thẻ Memory cho biết dung dượng Ram hay tốc độ bus. Màn hình sẽ hiển thị các thông tin là Type (loại ram), Size (dung lượng ram), Channels # (một thanh Ram hay nhiều) và cuối cùng là Frequency (cho biết tốc độ xung nhịp của RAM).

Thẻ SPD: hiển thị các thông tin cụ thể về bộ nhớ RAM trên máy tính bao gồm loại RAM, dung lượng, Bandwidth…

77

Thẻ Graphics: Cung cấp các thông tin về card màn hình Onboard hoặc các thông tin về Card đồ hoạ. Tên bộ xử lý đồ họa, mã duyệt, công nghệ, tên mã, bộ nhớ và tốc độ xung nhịp.

Thẻ About cung cấp các thông tin của phần mềm này.

Phần mềm CPUZ giúp chúng ta kiểm tra các thông tin kĩ thuật và tình trạng hoạt động của các linh kiện trong phần cứng của máy tính. Nó rất hữu ích trong các tình huống như thay thế linh kiện, cài đặt driver…

Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng một số ứng dụng như Dxdiag, msinfo32, Task Manager có sẵn trên hệ điều hành Windows.

Bài 11: KHÔI PHỤC DỮ LIỆU BỊ MẤT 1. Giới thiệu phần mềm khôi phục dữ liệu

Có rất nhiều phần mềm giúp khôi phục lại dữ liệu bị xóa nhầm, bị mất do format ổ cứng, hay thậm chí bị mất do lỗi ổ cứng hoặc sau khi cài đặt mới Windows. Mỗi phiên bản, mỗi phần mềm có những ưu điểm riêng nên khi khôi phục có thể không thực hiện được với phần mềm này nhưng lại được với phần mềm khác. Do vậy, khi khôi phục cần thay đổi phần mềm. Đa số các phần mềm miễn phí hay dùng thử chỉ cho phép tìm lại các file bị mất, nhưng lại không cho phép người dùng khôi phục chúng hoặc cho khôi phục với số lượng file hạn chế. Do đó, cần cài đặt phần mềm có bản quyền để quá trình khôi phục hiệu quả hơn.

Một số phần mềm khôi phục dữ liệu nổi tiếng:

78

- Get Data Back for FAT NTFS

- EASEUS Data Recovery Wizard

- GetData Recover My Photos

- Recuva

- R-Studio

- EasyRecovery Professional

- Undelete Plus

- …

2. Hướng dẫn khôi phục dữ liệu với Recover My Files

Recover My Files data recovery khôi phục các file đã bị xóa hoặc làm rỗng từ thùng rác Windows, hay bị mất do format ỗ cứng, virut phá hoại, hệ thống bất ngờ shutdown hoặc do hư hỏng phần mềm. Nó có những tùy chọn đầy đủ để tìm kiếm những file tạm của Windows và thậm chí có thể định vị và khôi phục những file mà đã chưa bao giờ được save. Recover My Files data recovery không yêu cầu những kỹ thuật đặc biệt. Nó thích hợp với Windows XP, Windows 7 và làm việc với FAT12, FAT16, FAT32 và NTFS file-systems. Khôi phục những file đã bị xóa từ Jaz, Zip dish, các thiết bị lưu trữ media và digital camera media.

Phần mềm Recover My Files™ data recovery sẽ tìm thấy bất kỳ kiểu file nào, nhưng đặc biệt hỗ trợ hơn 50 kiểu file trong categories của chương trình.

79 Hướng Dẫn Sử dụng phần mềm để phục hồi dữ liệu Bước 1: Lựa chọn kiểu tìm kiếm

Giao diện “Recover My Files” cho phép lựa chọn kiểu tìm kiếm như sau:

- Fast File Search: tìm ra toàn bộ những file, thư mục và file tạm hiện vẫn còn khả năng phục hồi được, bất chấp nó đã bị xóa khỏi “Recyble Bin”. Với những loại files này thì cần khoản 20 phút hay ít hơn tùy vào cấu hình máy là có thể tìm lại được.

- Complete File Search: có khả năng tìm kiếm và phục hồi mạnh hơn “Fast File Search”, nó có khả năng phục hồi những files bị xóa bởi những phần mềm chuyên dọn rác máy tính nhưng giá phải trả là tốn nhiều thời gian hơn. Ước lượng từ 1 giờ đến 10 giờ tùy vào dung lượng và số lượng files cần phục hồi.

- Fast Format Recover: có khả năng tìm kiếm và phục hồi lại gần như nguyên vẹn những file đã được lưu trên một phân vùng đĩa cứng vừa được format.

- Complete Format Recover: Chức năng này được sử dụng khi một phân vùng bị xóa và một phân vùng mới được tạo.

Bước 2: Chọn ổ đĩa cần tìm

Khi chọn kiểu tìm kiếm nhấn Next sẽ xuất hiện hộp thoại liệt kê tất cả các loại thiết bị lưu trữ được kết nối với máy tính như đĩa cứng, USB… Hãy chọn thiết bị cần phục hồi dữ liệu. Bước 3: Chọn Kiểu file cần phục hồi

Hãy lựa chọn kiểu file cần phục hồi, số lượng kiểu file cần phục hồi càng nhiều thì tốc độ tìm kiếm càng chậm. Đây là một bước quan trọng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tìm kiếm, do đó nhà cung cấp khuyến cáo nên tìm kiếm tối đa 10 kiểu files

Bước 4: Bắt đầu tìm kiếm

Sau khi lựa chọn kiểu file cần tìm kiếm xong, nhấn chuột vào nút Start chương trình sẽ bắt đầu tìm kiếm. Trạng thái tìm kiếm sẽ được hiển thị liên tục thông qua số file tìm được và thời gian đã tìm kiếm. Chúng ta có thể ngừng tìm kiếm bất kỳ lúc nào.

Bước 5: Hiển thị kết quả tìm kiếm:

- Hiển thị theo kiểu files: Hiển thị theo từng loại kiểu files và số files đã xóa được tìm thấy.

- Hiển thị theo thư mục: Hiển thị theo cấu trúc của files được phục hồi, những thư mục rỗng sẽ được kí hiệu bằng gạch chéo đỏ.

80 Bước 6: Lưu file

Đặc Biệt Lưu ý: cần chọn nơi save file tìm được vào một ổ đĩa khác với phân vùng chứa file đã xóa để tránh bị chép đè dẫn đến không phục hồi được.

Nhấp chọn kiểu file cần phục hồi, tìm kiếm những files cần phục hồi, click chuột vào nút chọn sau đó vào Menu Recover/Save file As hoặc click chuột vào biểu tượng Save file trên thanh công cụ sau đó chọn đường dẫn đến nơi cần lưu files.

Việc phục hồi lại một phân vùng đĩa cứng nào đó vừa được format cũng tiến hành tương tự như phục hồi file. Chúng ta chỉ việc đánh dấu vào phân vùng cần phục hồi, nhấp Next, chọn kiểu file cần phục hồi thì “Recover My Files” sẽ tiến hành toàn bộ phần việc còn lại. “Recover My Files” không phục hồi lại được dữ liệu ở những phần đĩa cứng đã bị ghi đè dữ liệu mới, nhưng những phần chưa bị ghi đè vẫn sẽ được phục hồi tốt.

Một điều khá hay ở phần mềm này là nó cho phép ta biết chính xác mức độ phục hồi của file “Very Good”, “Good”, “Overwriten” hoặc “Poor”. Hơn nữa, khôi phục được trên cả hai kiểu định dạng NTFS và hệ thống FAT.

3. Nội dung thực hành

3.1. Khôi phục dữ liệu từ USB

 Xóa hoặc Format toàn bộ dữ liệu trên USB  Dùng phần mềm khôi phục lại

3.2. Khôi phục từ ổ cứng

 Xóa tất cả các Partition trên ổ cứng

 Dùng phần mềm phục hồi lại tất cả các Partition đã xóa  Phục hồi dữ liệu từ các phân vùng đã phục hồi bước trên

81

Bài 12: QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 1. Tài khoản người dùng

Có hai loại tài khoản chính trong Windows dành cho máy tính cá nhân, đó là tài khoản Standard User và tài khoản Administrator.

Standard User: Hay còn gọi là người dùng tiêu chuẩn. Đối với tài khoản này chúng ta có thể đăng nhập vào máy tính, cài đặt các ứng dụng và phần mềm từ Windows Store, hoặc các phần mềm có trên hệ thống một cách dễ dàng. Tuy nhiên tài khoản này vẫn bị giới hạn một số chức năng liên quan đến hệ thống. Do vậy người ta thường sử dụng tài khoản loại này cho trẻ em và những người cần giới hạn quyền truy cập đến hệ thống.

Administrator: Là tài khoản có đặc quyền lớn nhất trong máy tính. Tài khoản này có mọi quyền để tác động lên hệ thống, và phân quyền truy cập hay quản trị cho các tài khoản khác trên hệ thống.

2. Quản lý các tài khoản trong Windows 10

2.1. Kích hoạt tài khoản Administrator

Khi cài đặt windows 10 ở bước cuối cùng của quá trình cài đặt Windows sẽ nhắc nhở chúng ta tạo một tài khoản người dùng. Windows sẽ tự động cung cấp các quyền quản trị cho tài khoản này đồng thời Windows 10 sẽ tự động tạo ra một tài khoản quản trị cao nhất có tên là Administrator trong khi cài đặt và tài khoản được ẩn theo mặc định vì lý do an ninh.

Tài khoản quản trị cao nhất này được sử dụng để khắc phục sự cố Windows. Không giống như các tài khoản Administrator bình thường, tài khoản này mặc định được windows ẩn đi và nó có quyền trên tất cả các ứng dụng cũng như tất cả các quyền hệ thống trên hệ điều hành.

Để kích hoạt tài khoản Administrator ta dùng lệnh sau trong cửa sổ Command prompt: net user administrator /active:yes

Nếu muốn ẩn tài khoản Administrator ta dùng lệnh net user administrator /active:no

2.2. Tạo tài khoản người dùng

Windows 10 sẽ tạo ra tài khoản quản trị khi cài đặt hệ điều hành. Tuy nhiên, nếu máy tính của có nhiều người sử dụng, và để tránh gây các phiền phức về dữ liệu cá nhân của mỗi người, chúng ta nên tạo thêm tài khoản cho mỗi người dùng. Thông thường các tài khoản này được gọi là Local và mặc định thuộc loại Standard. Sau đây là hướng dẫn cách tạo tài khoản Local trên Windows 10.

Đầu tiên chúng ta cần đăng nhập vào windows 10 với tài khoản quản trị (Administrator). Sau đó Kích chuột phải vào Start Menu > Kích chọn Run.

82

Hoặc nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại Run > Gõ “control userpasswords2” vào ô Open và nhấn Enter.

83

Màn hình xuất hiện hỏi người dùng muốn đăng nhập theo hình thức nào? Nếu chúng ta có tài khoản Microsoft có thể gõ vào ô Email nếu chưa có chúng ta hãy thực hiện như sau > Nhấn “Sign in without a Microsoft account (not recommended)” > Nhấn Next.

84

Màn hình xuất hiện mô tả sự khác nhau giữa tài khoản Microsoft account và Local account > Nhấn “Local account”.

Màn hình tạo tài khoản Local xuất hiện. Tiến hành nhập tên tài khoản (User name), nhập mật khẩu (Password) và mật khẩu gợi ý (Password hint).

85

Sau khi điền xong thì nhấn “Finish” và người dùng mới được thêm vào. Khi tạo một tài khoản mới theo mặc định của Microsoft tài khoản này sẽ ở chế độ Standard User (tài khoản người dùng cơ bản).

2.3. Thay đổi loại tài khoản người dùng

Để thay đổi quyền hạn của một User ta vào Start Menu > Settings > Accounts > Family & other users. Lúc này chúng ta sẽ thấy tài khoản mới tạo ra, ta nhấn “Change account type” để thay đổi quyền hạn của user.

Chọn loại tài khoản muốn đổi và chọn OK

Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi các thuộc tính của một tài khoản người dùng như: Tên tài khoản, mật khẩu, ảnh đại diện… Những thao tác này xem như bài tập tự làm.

86

Bài 13: BẢO TRÌ MÁY TÍNH

Để máy tính được hoạt động luôn trong tình trạng tốt nhất, thì việc bảo trì máy tính là điều không thể thiếu. Máy tính cũng giống như những đồ điện tử khác, tuổi thọ giảm nhanh nếu không được bảo trì thường xuyên.

1. Bảo trì phần cứng máy tính

Bước 1: Vệ sinh bên trong thùng máy tính

 Ngắt tất cả các dây cắm nguồn điện, sau đó mở thùng máy rồi lần lượt tháo các thiết bị RAM, FAN, HDD, SSD, Mainboard… ra khỏi thùng máy.

 Đặt các thiết bị trên lên bề mặt khô ráo, tránh những vị trí dễ rơi rớt hoặc ẩm ướt.

 Dùng cọ kết hợp với máy thổi bụi chuyên dụng, vệ sinh toàn bộ bên trong thùng máy thật sạch sẽ.

 Dùng dung dịch chuyên dụng rửa sạch các khe cắm linh kiện trên mainboard, và các chân tiếp xúc của linh kiện (chân RAM, chân cáp ổ cứng…)

 Tháo CPU để tra keo tản nhiệt tăng sự tiếp xúc tải nhiệt (nếu cần).

 Kiểm tra tốc độ FAN, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu tản nhiệt thì thay thế.

 Gắn toàn bộ linh kiện trở lại thùng máy, thu gọn các dây điện, dây cáp để tăng không gian trong thùng máy, nâng cao khả năng tản nhiệt.

Bước 2: Vệ sinh bên ngoài thùng máy tính

 Dùng máy hút/thổi bụi chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bên ngoài thùng máy.

 Dùng cọ để vệ sinh các khe tiếp xúc chuột, cổng cắm usb, cổng cắm màn hình…

 Dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch toàn bộ vỏ Case.

 Sử dụng khăn khô, sạch lau lại lần nữa.

Bước 3: Vệ sinh bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi

 Dùng cọ cứng quét sạch các bụi bám bàn phím và chuột.

 Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch các phím và chuột.

 Sử dụng khăn sạch và khô để lau lại. Bước 4: Vệ sinh màn hình máy tính

 Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch bụi bám vào vỏ màn hình.

 Dùng nước rửa chuyên dụng cho màn hình để lau bề mặt màn hình.

 Sử dụng khăn khô, sạch lau lại.

Bước 5: Kiểm tra lại máy tính một lần nữa

 Lắp tất cả các thiết bị lại như vị trí cũ, vệ sinh sạch nơi bảo trì.

87

 Khởi động máy tính, truy cập vào BIOS để kiểm tra nhiệt độ CPU, tốc độ quạt để chắc chắn hệ thống mát, không quá nóng, các cánh quạt không bị kẹt…

 Đăng nhập vào hệ điều hành, kiểm tra hoạt động bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi.

2. Bảo trì phần mềm

Bước 1 : Dọn file rác máy tính, tinh chỉnh, tối ưu hệ điều hành

 Xóa các file rác hệ thống, chạy chương trình chống phân mảnh ổ đĩa cứng (nếu cần).

 Cập nhật bản vá lỗi mới nhất của hệ điều hành, phần mềm ứng dụng…

 Cấu hình Start Up, Service, Registry và loại bỏ những dịch vụ không cần thiết.

 Kiểm tra và tắt các hiệu ứng giao diện không cần thiết của Windows.

Một phần của tài liệu tài liệu THỰC HÀNH máy TÍNH full (Trang 72)