Bước 1 : Dọn file rác máy tính, tinh chỉnh, tối ưu hệ điều hành
Xóa các file rác hệ thống, chạy chương trình chống phân mảnh ổ đĩa cứng (nếu cần).
Cập nhật bản vá lỗi mới nhất của hệ điều hành, phần mềm ứng dụng…
Cấu hình Start Up, Service, Registry và loại bỏ những dịch vụ không cần thiết.
Kiểm tra và tắt các hiệu ứng giao diện không cần thiết của Windows.
Kiểm tra và gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết, các thanh công cụ (tool bar) gây chậm trình duyệt web.
Bước 2 : Kiểm tra bảo mật, cập nhật chương trình diệt virus và quét nhanh hệ thống
Kiểm tra hệ thống bảo mật: tường lửa, các giao thức mạng và cổng mạng đang mở, phần mềm khả nghi…
Nếu máy tính có phần mềm Anti-virus cài đặt sẵn thì cập nhật dữ liệu diệt virus mới nhất, rồi quét nhanh toàn bộ hệ thống.
Nếu chưa có phần mềm Anti-virus thì cài đặt phần mềm Anti-virus miễn phí tốt nhất, cập nhật dữ liệu diệt virus mới trước khi quét nhanh hệ thống.
Nếu trường hợp phần mềm Anti-virus miễn phí không diệt được một số loại virus nào đó thì cân nhắc nâng cấp lên phiên bản Anti-virus thương mại (có tính phí bản quyền).
Nếu là hệ điều hành Windows thì có thể dùng Windows Security (miễn phí) để thay thế tất cả các phần mềm diệt virus hiện nay.
Bước 3 : Kiểm tra hệ điều hành, phần mềm và khắc phục các lỗi phát sinh
Kiểm tra thư mục, ổ đĩa hệ thống, xem xét các thành phần khả nghi
Chạy thử các chương trình trong máy tính và đảm bảo tất cả đều hoạt động tốt.
Đảm bảo các dịch vụ cần thiết của hệ điều hành được cài đặt và hoạt động tốt
Xử lý các lỗi phát sinh (nếu có)
Cài đặt lại hệ điều hành nếu cần thiết
Bước 4 : Tạo bản sao lưu (backup) dự phòng dữ liệu
Tiến hành sao lưu đến vị trí an toàn như ổ D, E, USB, hoặc ổ cứng di động.
Tiến hành dùng phần mềm chuyên dụng (Norton Ghost, Acronis True Image…) để tạo bản sao lưu hệ điều hành (ổ đĩa C).
Kiểm tra kết quả sao lưu. Bước 5 : Kiểm tra lần cuối cùng
88
Bảo đảm máy tính được bảo mật ở mức độ cao nhất.
Kiểm tra lại toàn bộ dữ liệu, chắc chắn không xảy ra mất mát hay rò rỉ dữ liệu. 3. Nội dung thực hành
89
Bài 14: CHIA SẺ FILE QUA MẠNG LAN TRÊN WINDOWS 1. Khái niệm về mạng Lan
LAN là viết tắt của cụm từ Local Area Network (hay còn gọi là mạng máy tính cục bộ) nó là một hệ thống mạng giúp người dùng có thể kết nối 2 hay nhiều máy tính với nhau trong một phạm vi nhỏ và thường được sử dụng trong các cơ quan, trường học, công ty…
Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau ví dụ như chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in, máy quét và rất nhiều thiết bị khác.
2. Chia sẻ File/Folder qua mạng Lan
Bước 1: Từ giao diện sử dụng của Windows, nhấn chuột phải vào biểu tượng máy tính trên khay trạng thái góc dưới bên phải và chọn Open Network and Sharing Center như hình dưới đây.
Bước 2: Tiếp theo nhấn vào mục Change advanced sharing settings.
Bước 3: Tìm đến mục All Netwwork và nhấn vào biểu tượng mũi tên để mở thêm các tùy chọn.
90
Bước 4: Trượt xuống dưới cùng, tích vào tùy chọn Turn off password protected sharing và nhấn Save changes
Bước 5: Tại thư mục muốn chia sẻ, chúng ta nhấn chuột phải vào thư mục đó và chọn Properties
91
Bước 6: Hộp thoại Properties của thư mục hiện ra, chúng ta chuyển qua tab Sharing và nhấn vào mục Share
Bước 7: Nhấn vào biểu tượng mũi tên chọn Everyone sau đó nhấn Add và nhấn Share để chia sẻ thư mục
92 Bước 8: Nhấn Done để hoàn tất chia sẻ
Bước 9: Sau khi đã chia sẻ dữ liệu xong, từ máy muốn xem hay copy dữ liệu, chúng ta gõ vào địa chỉ tên máy hoặc địa chỉ IP của máy đã chia sẻ dữ liệu bằng cách nhấn tổ hợp Windows +R sau đó gõ vào theo cú pháp:
\\Computer_Name hoặc \\ip_address
Trong đó Computer_Name là tên máy chia sẻ dữ liệu, ip_address là địa chỉ IP của máy chia sẻ.