- Cơ sở lý thuyết:
1.3.3.2. Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn
Cân bằng tài chính ngắn hạn được thể hiện quan hệ giữa nhu cầu vốn hoạt động thuần và nguồn tài trợ vốn hoạt động thuần.Chỉ tiêu dùng để đánh giá cân bằng tài chính ngắn hạn là ngân quỹ ròng (NQR).
NQR = VHĐT – NCVHĐT Trong đó:
- VHĐT: được tính trong công thức (1) hoặc công thức (2) trong CBTC dài hạn. - NCVHĐT: là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.
NCVHĐT = Hàng tồn kho + Giá trị khoản phải thu ngắn hạn
-
Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)
Các trường hợp cân bằng tài chính ngắn hạn:
Trường hợp NQR > 0: Trong trường hợp VHĐT > NCVHĐT, nghĩa là NCVHĐT được tài trợ hoàn toàn bởi VHĐT và một phần vốn dư ra của VHĐT được
DN dùng để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn nhằm mục đích kiếm lời nhanh. Doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn. Trường hợp này được gọi là cân bằng tài chính ngắn hạn bền vững (an toàn).
Trường hợp NQR = 0: Trong trường hợp này VHĐT = NCVHĐT, trường hợp này trong thực tế ít xảy ra, tức là VHĐT của DN chỉ vừa đủ để tài trợ cho NCVHĐT. Doanh nghiệp đạt được CBTC ngắn hạn nhưng độ an toàn chưa cao nên có nguy cơ mất cân bằng trong tương lai. Trường hợp này được gọi là CBTC ngắn hạn kém bền vững.
Trường hợp NQR < 0: Trong trường hợp này VHĐT < NCVHĐT, nhu cầu vốn hoạt động thuần chỉ được tài trợ một phần của vốn hoạt động thuần, phần thiếu hụt doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để tài trợ nên áp lực thanh toán nợ ngắn hạn tăng và chi phí lãi vay cũng tăng. Trường hợp này được gọi là mất cân bằng tài chính ngắn hạn.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH ĐẠT