Tái cơ cấu nợ phải trả

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty tnhh thành đạt (Trang 85 - 86)

- Cơ sở lý thuyết:

3.2.3. Tái cơ cấu nợ phải trả

Nợ phải trả là một khoản mục quan trọng, hầu hết Công ty và các nhà đầu tư đều phải quan tâm đến khoản mục này bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính tự chủ và ổn định tình hình tài chính của Công ty.

Từ những phân tích cấu trúc nguồn vốn ở trên, vào những năm gần đây nợ phải trả của Công ty đang tăng dần cụ thể vào năm 2019 so với năm 2018 là 4.528.783.097 đồng và vào năm 2020 tăng 707.260.412 đồng so với 2019. Khi so với tổng thể thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, mà Công ty chỉ sử dụng nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn. Công ty phải vay một lượng lớn vốn vay của ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó việc sử dụng nợ vay ngắn hạn quá nhiều vào năm 2020, vốn thì bị chiếm dụng buộc phải đi vay để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc không thể thu hồi nợ làm cho áp lực thanh toán trong ngắn hạn của Công ty rất cao. Vấn đề ở đây là phải giảm áp lực thanh toán trong ngắn hạn xuống.

Để khắc phục được tình trạng trên, Công ty đã chuyển từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn.

Trường hợp vay ngắn hạn

Vào năm 2020, ngân hàng MB Bank cho vay ngắn hạn với lãi suất là 7,8%/năm, với số liệu năm 2020, ta có:

Tổng số chi phí lãi vay của Công ty phải trả cho ngân hàng ở năm 2020 là 7,8%*11.803.887.924 = 920.705.258 đồng

Tổng nợ và lãi vay mà Công ty phải trả cho ngân hàng trong một năm là 11.803.887.924+920.705.258 = 12.724.591.182 đồng

Trường hợp vay dài hạn

Ngân hàng MB Bank cho vay dài hạn với mức lãi suất là 9,8%, với mức vay tối đa là 90% nhu cầu vốn. Thời hạn trả là 180 tháng.

Giả sử, vào năm 2021, Công ty chuyển sang vay dài hạn với số tiền vay như ở năm 2020 thì chi phí lãi vay của Công ty ở năm 2021 là :

11.803.887.924*9,8% =1.156.781.017 đồng

Sau khi chuyển từ hình thức vay ngắn hạn sang hình thức vay dài hạn thì chi phí lãi vay mỗi năm tăng lên là:

1.156.781.017-920.705.258 = 236.077.758 đồng

Mặc dù khi chuyển qua hình thức vay ngắn hạn thì chi phí lãi vay tăng lên mỗi năm khoản 236.077.758 đồng. Tuy nhiên, Công ty lại giải quyết được các vấn đề sau:

Đảm bảo tính ổn định cao trong nguồn vốn

Căn cứ vào số liệu trên ta thấy rằng ở năm 2018 thì NQR= -9.093.687.410 đồng, đến năm 2019 thì NQR= -11.257.864.275 đồng, NQR= -11.264.313.057 đồng. Điều này chứng tỏ VHĐT không đủ để tài trợ cho NCVHĐT. Chính vì vậy, việc vay dài hạn giúp cho Công ty có một lượng vốn ổn định hơn khắc phục được tình trạng thiếu hụt vốn của Công ty.

Giảm áp lực thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn

Khi sử dụng hình thức vay dài hạn giúp Công ty giúp giảm áp lực thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Bởi vì, khi sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn gốc trong một thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, Công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc sử dụng quá nhiều tín dụng ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng tài chính của Công ty luôn căng thẳng, nhất là đối với Công ty khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Chính vì thế việc vay dài hạn giúp doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề trong việc thanh toán, hoàn trả.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính của công ty tnhh thành đạt (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)