Mạch điều khiển từ xa dùng vi mạch PT2249 IC thu tín hiệu hồng ngoại PT2249:

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo, lắp đặt mạch điện tử nâng cao (nghề điện tử công nghiệp) (Trang 48 - 52)

4. Mạch điều khiển, khống chế từ xa 1 Khái niệm

4.4.2. Mạch điều khiển từ xa dùng vi mạch PT2249 IC thu tín hiệu hồng ngoại PT2249:

IC thu tín hiệu hồng ngoại PT2249:

IC PT2249 cũng được chế tạo bởi công nghệ CMOS, nó đi cặp với IC phát PT2248 để tạo thành bộ IC thu – phát trong điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại.

Chức năng các chân:

 Chân 1 (Vss): Chân mass được nối với cực âm của nguồn điện.

 Chân 2 (RXIN): Đầu vào tín hiệu thu.

 Các chân 3 – 7 (HP1 – HP5): Đầu ra tín hiệu liên tục. Chỉ cần thu được tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó luôn duy trì ở mức logic “1”.

 Các chân 8 – 12 (SP5 –SP1): Đầu ra tín hiệu không liên tục. Chỉ cần thu được tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó sẽ duy trì ở mức logic “1” trong khoảng thời gian là 107ms.

 Chân 14 và 13 (CODE 2 và CODE 3): Để tạo ra các tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu. Mã số của 2 chân này phải giống tổ hợp mã hệ thống của phần phát thì mới thu được tín hiệu.

 Chân 15 (OSC) : Dùng để nối với tụ điện và điện trở bên ngoài tạo ra dao động cho mạch.

 Chân 16 (Vcc) : Chân được nối với cực dương của nguồn điện. Nguyên lý hoạt động:

Sau khi IC phát PT2248 phát tín hiệu (2 chu kỳ) đi, tín hiệu sẽ được mắt thu tiếp nhận rồi đưa nó đến chân Rxin. Chân Rxin có nhiệm vụ sẽ chỉnh lại dạng sóng của tín hiệu cho chuẩn. Sau đó, tín hiệu được đưa tới bộ lọc số. Bộ lọc số có nhiệm vụ lọc lấy các dữ liệu rồi đưa đến thanh ghi. Dữ liệu đầu tiên được lưu vào thanh ghi 12 bit. Tiếp đến, dữ liệu thứ hai sẽ được nạp vào thanh ghi. Dữ liệu đầu tiên sẽ được đưa qua bộ đệm ngõ ra nếu mã của nó khớp với mã của phần phát. Trường hợp, mã của dữ liệu không khớp với mã của phần phát thì quá trình sẽ được lặp lại. Khi các dữ liệu nhận đã được thông qua, ngõ ra sẽ chuyển từ mức thấp lên mức cao.

Do trong tín hiệu phát ra của IC phát có C1, C2 và C3 cung cấp tín hiệu mã số cho người dùng, vì vậy đầu tiếp nhận phải có tín hiệu mã số tương ứng.

Hình 1-10: Mạch ứng dụng của PT2249

Sơ đồ nguyên lí mạch thu:

Hình 1-12: Sơ đồ mạch thu

Nguyên lí hoạt động:

 Khi tín hiệu từ mạch phát gửi qua mạch thu. Led thu nhận được và xuất chuỗi tín hiệu ra chân số 1 của led thu. Chuỗi tín hiệu này sẽ đi qua transistor C1815 và khôi phục lại thành chuỗi xung điện y như ban đầu của mạch phát khi gửi. Sau đó chuỗi xung điện này được đưa vào RXIN củamạch thu.

 Lúc này chuỗi tín hiệu sẽ nhận mã người dùng là 110, đúng mã người dùng mạch sẽ tiếp tục nhận. Để PT2249 nhận với mã người là 110. Chân CODE1 mặc định

trong PT2249 là mức 1, Chân CODE2 để hở là mức 1, chân CODE3 nối xuống đất là mức 0. Nếu nhận được:

 Kênh 1 sẽ cho chân HP1 lên mức 1.

 Kênh 2 sẽ cho chân HP2 lên mức 1.

 Kênh 3 sẽ cho chân HP3 lên mức 1.

 Kênh 7 sẽ cho chân SP1 lên mức 1.

 Kênh 8 sẽ cho chân SP2 lên mức 1.

 Kênh 9 sẽ cho chân SP3 lên mức 1.

Hình ảnh thực tế:

Hình 1-13: Mạch phát hồng ngoại

BÀI 4: CHẾ TẠO MẠCH IN Mã bài: MĐ ĐTCN26 - 04

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo, lắp đặt mạch điện tử nâng cao (nghề điện tử công nghiệp) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)