VI. Bài học kinh nghiệm
2. Ai Chịu trách nhiệm?
2.1. Cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Hiện nay, truy cập thông tin trên mạng hay qua các nguồn khác nhau, những người buôn bán thực phẩm dễ dàng tìm mua hóa chất cấm, phụ gia mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Nhiều nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm sẵn sàng đánh đổi sức
khỏe và tính mạng của người khác,… Họ dùng thuốc trừ sâu tăng trưởng, dầu nhớt để kích thích rau lớn nhanh, cho lợn, gà ăn những chất tạo nạc, hóa chất tăng trưởng,....
Ngoài ra, những người bán hàng còn sử dụng chất tạo màu, hóa chất, phụ gia khiến sản phẩm bắt mắt hơn. Khi mua thực phẩm chế biến người tiêu dùng thường gặp phải những vấn đề như mua phải sản phẩm bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng, sản phẩm là hàng nhái, hàng giả hoặc kém chất lượng so với quảng cáo,…
Cho dù nhà sản xuất không dùng chất độc hại, vẫn tồn tại vấn đáng chú ý đó là thực phẩm không trở thành độc hại do lơ là khi sử dụng nguyên vật liệu, cũng như sau một thời gian sử dụng. Hơn thế nữa, nhà sản xuất dùng các dụng cụ, bao bì độc hại trong quá trình đóng gói, bảo quản.
Khi lợi nhuận làm mờ mắt con người, vì đồng tiền mà không ít kẻ đã bán rẻ lương tâm, buôn bán thực phẩm bẩn, thủ phạm giết người thầm lặng, đem cái chết đến gần hơn với chính đồng loại của mình.
Buôn bán thực phẩm có thể đem đến lợi nhuận gấp hàng chục lần cho lái buôn, các chủ nhà hàng kinh doanh thực phẩm, đó chính là lý do họ bất chấp tất cả để buôn bán và sử dụng thực phẩm.
Vì lợi nhuận trước mắt mà đã có những hành vi sai trái. Đó là tội ác, là hệ quả của một xã hội khi việc thượng tôn pháp luật chưa thực sự được coi trọng. Phải chăng cơ quan chức năng bất lực trước thực trạng này? Rõ ràng, bản chất thực phẩm không bẩn, nhưng chính sự tham lam, ích kỷ và nhẫn tâm của con người đã vấy bẩn lên chúng.
Tìm hiểu về Đường đi của thực phẩm “bẩn”. Ta có thể thấy nguồn hàng có thể đi từ máy bay về tới thị trường trong nước, và từ biên giới, các đối tượng sẽ vận chuyển bằng phương tiện ô tô, đưa hàng vào nội địa. Sau khi vượt “tường lửa thực phẩm” là sự kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm của cơ quan thú y vùng và nhận được giấy chứng nhận thực phẩm an toàn từ chính cơ quan này, doanh nghiệp đã có thể hoàn tất thủ tục hải quan, được phép chở thực phẩm về kho bảo quản và tiến hành giao dịch mua bán dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường cùng trạm thú y địa phương. Cơ quan quản lý thị trường sẽ kiểm soát các giao dịch theo đúng thủ tục, đồng thời kiểm soát số lượng cho đến khi hết lô hàng. Cùng với đó, trạm thú y địa phương chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng thực phẩm, cũng đến khi lô hàng kết thúc. Mọi giao dịch của doanh nghiệp lúc này đều phải thông báo và được sự đồng ý của 2 cơ quan quản lý nói trên.
Buôn bán thực phẩm bẩn trên thị trường hiện nay trên tất cả các mặt hàng như: Thức ăn đã qua chế biến; nông sản; thịt gia súc, gia cầm,… Trong đó đặc biệt là thức ăn đã qua chế biến, các cửa hàng đồ ăn chín, các quán cơm bình dân.
Thịt gia súc, gia cầm chết qua bàn tay của những kẻ vô lương tâm trở nên thơm ngon, béo ngậy, dễ dàng có mặt trong các nhà hàng, quán ăn và đến tay người tiêu dùng.