Nhà nước và pháp luật

Một phần của tài liệu An toàn thực phẩm trách nhiệm thuộc về ai (Trang 38 - 39)

VI. Bài học kinh nghiệm

2. Ai Chịu trách nhiệm?

2.2. Nhà nước và pháp luật

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hệ thống pháp luật về ATTP còn một số hạn chế bất cập, đó là:

Một là, hệ thống các quy định về quản lý chất lượng ATTP còn quá nhiều gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Trong các văn bản QPPL còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 với việc giao cho 03 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế và Công Thương, đã hình thành hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ trung ương tới tỉnh, huyện và xã/phường/thị trấn. Tuy nhiên, trên thực tế một số ngành hàng đang có sự đan xen và không phân định rõ Bộ nào chịu trách nhiệm quản lý về ngành hàng đó. Chẳng hạn, việc quản lý chất lượng bún đang được cả 03 Bộ chịu trách nhiệm như: nguyên liệu là bột gạo ướt để làm bún thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sản phẩm tinh bột thuộc về Bộ Công Thương. Việc kiểm soát sản phẩm bún trên thị trường có chứa chất Tinopal gây ngộ độc cho người tiêu dùng lại liên quan tới Bộ Y tế. Bộ Y tế chỉ quản lý thực phẩm khi đã đến tay người tiêu dùng. Khi kiểm tra nếu trong trường hợp không bảo đảm chất lượng vệ sinh thì Bộ Y tế chỉ thu được mẫu thực phẩm.

Sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý ATTP đang là một thực tế tồn tại từ lâu nhưng việc giải quyết vẫn chưa dứt điểm, đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chẳng hạn, cùng một chủ thể kinh doanh 03 nhãn hàng thuộc về trách nhiệm quản lý về ATTP của cả ba ngành Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế thì một năm sẽ phải lần lượt chịu sự thanh kiểm tra của cả 3 cơ quan trên.

Hai là, tính khả thi của các văn bản QPPL về ATTP còn chưa cao, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Theo quy định tại Điều 6 Luật ATTP, việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTP quy định có 02 biện pháp xử lý: xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự, nhưng trong thực tế chưa có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP tại Điều 5 Luật An toàn thực phẩm. Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP, nhưng chưa có hướng dẫn thế nào là tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, việc chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội biết rõ là thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP rất khó xác định. Dự thảo Bộ luật Hình sự năm 2015 có hướng dẫn quy định cụ thể xác định hậu quả của hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lại đang tạm hoãn thi hành, không được triển khai cho nên việc xử lý còn lúng túng, thiếu tính răn đe.

Ba là, tính ổn định của một số văn bản QPPL về kiểm soát ATTP chưa cao. Có những văn bản được các cơ quan chức năng ban hành chỉ trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Sự thiếu ổn định của các văn bản QPPL đó đã gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm cũng như công tác kiểm soát ATTP của các cơ quan nhà nước.

Bốn là, hiện nay, hệ thống pháp luật về kiểm soát ATTP đang thiếu các quy định chi tiết dẫn đến việc áp dụng của các chủ thể đang gặp không ít khó khăn. Luật ATTP

đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thể áp dụng toàn bộ vào thực tiễn hoạt động kiểm soát ATTP.

Năm là, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống (các loại mắm, nem chua, tương…) và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi. Chính vì sự bất cập này mà hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực phẩm ghi lên nhãn hàng hoá của mình các số liệu khác xa với thực tế sản xuất mà không có một chế tài kiểm soát nào.

Một phần của tài liệu An toàn thực phẩm trách nhiệm thuộc về ai (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w