VI. Bài học kinh nghiệm
2. Ai Chịu trách nhiệm?
2.3. Người tiêu dùng
Nhìn chung mỗi tính chất mà thực phẩm yêu cầu đều có những phụ gia an toàn phù hợp. Một vài loại có giá thành rất cao nhưng do sử dụng với liều lượng thấp nên chi phí sản xuất cũng tăng không nhiều. Vì vậy, nếu người tiêu dùng chấp nhận trả một mức giá phù hợp cho chất lượng của những sản phẩm sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, được sản xuất bởi nhà sản xuất có thương hiệu, thì có thể yên tâm về phụ gia chế biến thực phẩm.
Mặt khác, hiện nay phần đông người tiêu dùng, đặc biệt ở các vùng ngoại thành, luôn có tâm lý thích thực phẩm giá rẻ và ngon, thậm chí không cần nhãn hiệu hay địa chỉ của nhà sản xuất rồi hy vọng rằng nó “bổ”.
Đây chính là khó khăn lớn nhất trong cuộc đấu tranh với thực phẩm không an toàn. Lý do, muốn sản xuất thực phẩm “ngon mà bổ” thì phải có mức giá hợp lý; còn muốn sản xuất thực phẩm “bổ mà rẻ” thì thường sẽ khó ngon; và như vậy sản xuất thực phẩm “ngon mà rẻ” thì rất khó “bổ”.
Một khi người tiêu dùng còn chuộng sản phẩm giá rẻ thì các cơ sở sản xuất phải tìm mọi cách để cạnh tranh. Việc sản xuất thực phẩm có chứa phụ gia độc hại và rẻ tiền sẽ là xu hướng tất yếu.
Ngược lại, nếu người tiêu dùng kiên quyết nói không với thực phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ, đặc biệt từ bỏ tâm lý thích sản phẩm giá rẻ và tập dần thói quen chọn hàng có nhãn hiệu rõ ràng, chất lượng với mức giá hợp lý; thì các cơ sở sản xuất thực phẩm không an toàn sẽ không còn chỗ để tồn tại.
KẾT LUẬN
Hiện nay, truyền thông về thực trạng ATTP là vấn đề được toàn xã hội rất quan tâm, tuy nhiên kết quả thu được vẫn còn rất hạn chế. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Nguyên nhân căn bản khiến công tác xử lý tình trạng vi phạm ATTP chưa hiệu quả là bởi câu trả lời cho câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai vẫn chưa rõ ràng.
Bên cạnh đó, một trong những cản trở khiến cho câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai trở nên khó trả lời mỗi khi có một vụ việc vi phạm về ATTP. Cho tới hiện tại, nhiều người vẫn hiểu theo tinh thần của pháp luật cũ trước năm 2010, khi vẫn nói “ruộng chuồng của bộ Nông nghiệp, chợ của bộ Công thương, bàn ăn của bộ Y tế”. Nghĩa là, một sản phẩm thực phẩm vi phạm thì cơ quan nào cũng phải chịu trách nhiệm - từ nơi trồng trọt, chăn nuôi cho đến lúc lên bàn ăn. Điều này dẫn tới tình trạng “cha chung không ai khóc”, tức là không ai chịu nhận trách nhiệm về mình khi xảy ra vi phạm.
Khi đã nắm rõ quy định như vậy, đối với mỗi vụ việc, đều có thể xác định rất rõ trách nhiệm của cơ quan nào, ngành nào… và báo chí có thể chất vấn rất đúng trọng tâm, có được những câu trả lời chính xác để phản ánh đến công chúng.
Thực tế cho thấy, không chỉ ở cấp Trung ương mà theo luật định, trách nhiệm cũng được chỉ rõ ở quản lý cấp địa phương nhưng việc xử lý còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết. Chính lãnh đạo các bộ, ngành liên quan cũng từng thừa nhận, đã có rất nhiều cuộc thanh tra nhưng đến cuối cùng, người bị xử lý lại là cơ sở sản xuất tiểu thương, còn các cơ quan quản lý địa phương hầu như không bị "sờ" tới. Do đó, hơn bao giờ hết, cũng cần phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương từ cấp phường, xã cho đến quận huyện khi xảy ra vi phạm ATTP.
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác bảo đảm vệ sinh ATTP gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng nếu quyết tâm và sự chung sức, đồng lòng thì “khó khăn nào cũng vượt qua”. Do đó, cần có biện pháp giải quyết đồng bộ từ chính quyền địa phương, ban hành quy chuẩn về vệ sinh ATTP, thông tin tuyên truyền thêm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất. Về phía doanh nghiệp, chính họ cũng phải chủ động trong cuộc chiến với thực phẩm bằng luôn đưa lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, tạo lập thương hiệu an toàn, sạch và uy tín.
Thêm một chú ý nữa là, song song với nâng cao công tác quản lý của cơ quan chức năng, chính bản thân người tiêu dùng cũng cần lên tiếng, tố cáo những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn mặc dù đấu tranh với các hành vi gian dối, sai phạm nghiêm trọng về ATTP còn nhiều gian nan, bởi các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong khi đó, việc quản lý, thanh tra, kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm ATTP.
Nhưng cũng cần nhớ rằng, không thể đòi hỏi quá nhiều ở người tiêu dùng khi họ còn đang loay hoay với bộn bề cuộc sống lại phải kiêm nhiệm quá nhiều “vai”. Vừa lo lắng để là người tiêu dùng thông thái, sử dụng thực phẩm an toàn lại vừa là người tố
cáo, phát hiện sai phạm ATTP. Tất nhiên, để hỗ trợ người tiêu dùng làm được điều đó, bản thân họ phải được cung cấp hai quyền nhằm bảo vệ chính bản thân mình. Thứ nhất là quyền thông tin, bởi hiện nay quyền thông tin về hàng hóa, đơn vị kinh doanh sản xuất còn hạn chế, người tiêu dùng khó có thể kiểm tra được chất lượng hàng hóa kể cả những hàng hóa có tem, giấy chứng nhận. Thứ hai là quyền an toàn, bởi hiện nay rất nhiều thực phẩm vẫn chứa nhiều tồn dư hóa chất, chất bảo quản dẫn đến tình trạng người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Thiết nghĩ, làm được như phân tích ở trên, tin rằng, cuộc chiến chống thực phẩm bẩn sẽ có hồi kết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chu Đức, Hải Bằng, & Tuấn Linh. (2020). Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Họ đã làm gì
trước thảm hoạ? Được truy lục từ Vovgiaothong.vn: https://vovgiaothong.vn/vu-ngo-
doc-pate-minh-chay-ho-da-lam-gi-truoc-tham-hoa
Chứng nhận HACCP Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. (không ngày tháng).
Được truy lục từ Viên tiêu chuẩn Việt Nam: https://vientieuchuan.vn/chung-nhan- haccp-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham.html?fbclid=IwAR2hhYnqJbmvfKPjXuJdEcNr K9QNTXZk0t8d_Nzs782IQOV8tqMcia6SJ1k
Cường Ngô. (2020). Vì sao nửa năm mới công bố 3 công ty dùng hoá chất tẩy rửa
làm nước mắm? Được truy lục từ Báo Lao Động: https://laodong.vn/kinh-te/vi-sao-
nua-nam-moi-cong-bo-3-cong-ty-dung-hoa-chat-tay-rua-lam-nuoc-mam-778330.ldo Đan Phương. (2020). Thu hồi 13 sản phẩm liên quan đến công ty sản xuất thực phẩm
chay có chứa độc tố. Được truy lục từ Báo Tin Tức: https://baotintuc.vn/van-de-quan-
tam/thu-hoi-13-san-pham-lien-quan-den-cong-ty-san-xuat-thuc-pham-chay-co-chua- doc-to-20200831123403994.htm
Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả nhất. (2019). Được truy lục
từ aluoi.thuathienhue.gov.vn: https://aluoi.thuathienhue.gov.vn/?gd=21&cn=28&tc=1 6125
Hòa Thuận. (2019). 'Ăn thịt bẩn, gà thối': 400 trẻ mầm non Bắc Ninh về Hà Nội xét
nghiệm bệnh. Được truy lục từ 24h.com.vn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-
song/an-thit-ban-ga-thoi-400-tre-mam-non-bac-ninh-ve-ha-noi-xet-nghiem-benh- c62a1035583.html?
fbclid=IwAR23NWG8vJT6YOhD847cMod8woknFJNH1DVkU_x68NE3ntwRDjoN pPsyTD4
ISO 22000- Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. (2014). Được truy lục từ
Fsi.org.vn: http://www.fsi.org.vn/cate/998_3098/iso-22000-tieu-chuan-quoc-te-ve-an- toan-thuc-pham.html
Kiến thức An toàn Thực phẩm. (2020). Được truy lục từ An toàn thực phẩm:
https://vesinhantoanthucpham.vn/kien-thuc/kien-thuc-ve-sinh-attp/
Minh Dân. (2020). Độc tố trong pate Minh Chay là loại mạnh nhất, một liều nhỏ có
thể gây chết người. Được truy lục từ Kênh 14: https://kenh14.vn/doc-to-trong-pate-
minh-chay-la-loai-manh-nhat-mot-lieu-nho-co-the-gay-chet-nguoi- 20200901161533491.chn
Ngọc Hân. (2019). Nguy cơ ngộ độc cao từ thức ăn đường phố do bị tẩm ướp. Được truy lục từ Giaoduc.net.vn: https://giaoduc.net.vn/suc-khoe-hoc-duong/nguy-co-ngo- doc-cao-tu-thuc-an-duong-pho-do-bi-tam-uop-post204330.gd
Thanh Tùng. (2015). Phạt 3 công ty không đảm bảo an toàn thực phẩm. Được truy lục từ Thanh Niên: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-3-cong-ty-khong-dam- bao-an-toan-thuc-pham-567002.html
Ths. Bs. Hoàng Vũ Lợi . (2019). Tập huấn công tác quản lý nhà nước về An toàn thực
phẩm cho các huyện/thành phố và các xã/phường/thị trấn. Được truy lục từ Sở y tế:
http://soyte.namdinh.gov.vn/home/tin-tuc/tap-huan-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-an- toan-thuc-pham-cho-cac-huyenthanh-pho-va-cac-xaphuongthi-tran-479
Thu Hà. (2012). “Bệnh lạ” nghi do thực phẩm. Được truy lục từ Người Lao động: https://nld.com.vn/suc-khoe/benh-la-nghi-do-thuc-pham-20120507114218568.htm Xuân Trường. (2018). Vụ hàng chục HS ngộ độc: Phạt công ty cung cấp bánh mì chà
bông 84 triệu đồng. Được truy lục từ Báo dân sinh: https://baodansinh.vn/tphcm-phat-