Bảo quản máy quét

Một phần của tài liệu Bài giảng sử dụng thiết bị văn phòng (nghề công nghệ thông tin) (Trang 57)

2. PHÂN PHỐI THỜI GIAN

2.4.2.Bảo quản máy quét

- Khi máy không sử dụng máy nên rút dây nguồn điện. - Không liên tục tắt máy& bật máy.

- Đặt máy trên mặt bằng vững chắc.

- Không đặt máy ở nơi ẩm ướt và bụi bẩn.

- Không đặt máy ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi liên tục. - Đảm bảo xung quanh chỗ đặt máy có khoảng trống nhất định.

- Không để bụi phủ lên máy hoặc không dùng vải hay film nhựa phủ lên máyđang hoạt động làm cản trở sự toả nhiệt và gây hại cho máy.

50 - Đảm bảo điện áp sử dụng đúng yêu cầu.

- Không đánh rơi máy, hoặc để bất kỳ vật gì bên ngoài rơi vào máy. 2.5. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP.

Ngày nay, máy scan là một công cụ không thế thiếu được đối với nhiều người dùng sử dụng máy tính để làm việc. Nhất là đối với những cơ quan hay xí nghiệp cần sử dụng máy để số hóa tài liệu của họ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng rất dễ mắc phải những vấn đề. Tài liệu sẽ hướng dẫn cáchkhắc phục những lỗi thường gặp trên máy Scan.

STT Lỗi Nguyên nhân Cách khăc phục Ghi chú

1 Giấy bị kẹt hoặc giấy bị cuốn nhiều tờ cùng lúc. - Lệch giấy. Để khắc phục thì bạn hãy tiến hành điều chỉnh chính xác 2 thanh gạt giấy ở khay nạp giấy cho vừa khớp với khổ tài liệu mà bạn đang tiến hành Scan. - Kẹt giấy ở cữa ra. Nếu vấn đề vẫn còn

thì bạn hãy xem đã điều chỉnh độ dài của khay thoát giấy đầu ra có đủ khớp với độ dài của tài liệu bạn đang scan chưa? - Không kéo giấy

vào được.

- Tài liệu mà bạn đang scan có bị vượt quá các chỉ số kỹ thuật giới hạn của máy scan chưa. Chẳng hạn như kích thước, định lượng

51

giấy và loại giấy sử dụng.

- Kiểm tra xem các những vòng bánh xe bằng cao su dùng để cuốn giấy có bị bụi bẩn không. Tiếp đến là miếng cao su trên bộ phận ngắt giấy (Pre- separation module) có được lắp đúng vào vị trí và có bị bung ra hay không.

2 Máy scan không scan được / không cuốn giấy vào. Chưa có nguồn điện.

- Kiểm tra xem đã cắm nguồn vào máy scan chưa.

- Adapter có báo đèn đã sáng hãy chưa. - Kiểm tra xem nút nguồn của máy scan đã được bật hay chưa.

- Kiểm tra xem máy

PC đã được cài đặt driver hoặc phần mềm cài đặt xong và khởi động lại chưa. - Tài liệu đã được đặt cẩn thận vào khay nạp giấy của máy.

52 3 Hình ảnh scan không hiển thị. Đặt sai mặt giấy định scan.

Đặt vào khay giấy có mặt hướng vào cho đúng với cấu hình bạn đã thiết lập. 4 Hình ảnh không được hiển thị (crop) một cách chính xác. Nếu như bạn nhận thấy chức năng Crop đã được bật lên (Automatically Detect and Straighten hoặc Automatically Detect) mà hình ảnh đầu ra vẫn chưa được hệ thống xử lý chính xác so với kích thước tài liệu gốc.

Vệ sinh miếng kính bảo vệ khu vực sao chụp. 5 Hình ảnh scan ra có vết lằn của các bánh xe cao su cuốn giấy. Bánh xe bị bẩn. Vệ sinh bánh xe. 6 Hình ảnh scan ra có các vệt màu đỏ, xanh lá hoặc xanh dương khi scan màu.

Máy scan bị bẩn. Vệ sinh máy sạch.

7 Máy scan scan rất chậm.

- Cấu hình máy

tính yếu.

- Kiểm tra lại cấu hình máy tính đảm

53

bảo đủ đùng tiêu chí của NSX.

- Chuẩn cổng kết nối USB nối giữa máy tính và máy scan khong phù hợp.

Kiểm tra lại cổng kết nối máy tinh trang bị chuẩn USB 2.0 và 3.0 chưa.

8

Sau khi cài driver, máy tính nhận máy scan nhưng không thể scan được. - Chưa cài đặt driver đúng cách. - Chưa tắc máy tính khởi độnglại khi cài đặt driver xong.

Cài đặt driver đúng cho máy.

- Khởi động lại máy tính. 9 Những phím bấm trên máy scan không hoạtđộng

- Lỗi phần mềm. Kiểm tra xem những

phần mềm đi kèm máy scan đã được cài đặt chưa? (MP Navigator EX, ScanGear…)

10

Máy bị đứng khi đang scan

- Treo máy. - Khởi động lại máy, giảm độ phân giả trong ScanGear. - Xoá những file không cần thiết để có nhiều khoảng trống trong đĩa cứng. - Rút những thứ không cần thiết đang được kết nối với máy qua cổng USB để ngăn ngừa những

54

xung đột không cần thiết.

55

Bài 3.

SỬ DỤNG MÁY ẢNH SỐ VÀ MÁY CAMERA

Thi gian 8h (LT:2h; TH:6h)

A. MỤC TIÊU:

- Trình bày được chức năng, nguyên lý hoạt động của các loại máy ảnh số và máy camera;

- Kết nối được máy ảnh số và camera với máy tính; - Sử dụng được một số máy ảnh số và camera;

- Xác định và khắc phục được một số sự cố thường gặp;

- Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo.

B. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - VẬT LIỆU. C. NỘI DUNG:

3.1. CHỨC NĂNG.

- Máy chụp ảnh được sử dụng trong công tác văn phòng để ghi và lưu lại những hình ảnh trong các hội nghị, cuộc họp, hội thảo hoặc các sự kiện trọng đại của cơ quan, đơn vị. Hiện nay, máy chụp ảnh tự động là thiết bị văn phòng thông dụng, bên cạnh đó còn có các loại máy cơ, máy bán tựđộng…

- Máy quay phim là một dụng cụ điện tử dùng để ghi ảnh động và âm thanh lên một vật lưu trữ bên trong nó. Một máy quay phim kết hợp gồm có một máy quay phim và một máy ghi băng hình ghép lại làm một.

Những máy quay phim kết hợp đầu tiên dùng băng hình analog, do các hãng như JVC, Sony, Kodak chế ra, từ khoảng giữa thập kỷ 1990 thì đổi sang dùng băng hình digital. Ở những máy cao cấp thì băng hình digital xuất hiện sớm hơn.

3.2. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG. 3.2.1. Phân loại. 3.2.1. Phân loại.

Trên thị trường có rất nhiều máy ảnh được sản xuất từ rất nhiều hãng nỗi tiếng: Nikon, Canon, Pentax, Panasonic, Samsung, … với những tính năng vượt trội thỏa mãn

56

đủ mọi tầng lớp người dùng từ thu nhập bình dân đến thu nhập khá, cao hoặc từ những người mới (không biết gì về chụp ảnh) đến những nghệ nhân đều có thể chụp hình. Vậy trong máy ảnh được phân loại theo tính năng có 2 loại máy ảnh cơ bản: Máy ảnh phản xạ (Single Len Reflex) và Máy ảnh trắc viễn (Rangefinder).

3.2.1.1. Máy ảnh phản xạ (SLR).

Là máy ảnh khi chưa mở nắp ống kính, chúng ta không nhìn thấy gì (đen thui) khi đặt mắt vào khung ngắm của máy ảnh.

Hình 3.1:Máy ảnh phản xạ. - Ưu điểm:

+ Cho ảnh trung thực như nhìn thấy trong khung ngắm.

+ Không bị lỗi thị sai (parallax error) (tức là hìnhcó thể bị mất đầu hoặc mất chân trong khi chụp ngắm rất kỹ có đầy đủ chân tay).

Có thể ghép nhiều hình trên 1 file hình.

Có thể sử dụng nhiều loại ống kính: tele, wide, zoom,.. tùy theo mục đích.

Hệ thống có tốc độ chụp nhanh (bắt đứng các vật chuyển động) gọi là màn chập mành (vải).

- Khuyết điểm:

Khi chụp với đèn flash tốc độ bị giới hạn chỉ còn khoảng 1/200 giây. Do ảnh hưởng tính đồng bộ giữa máy ảnh với đèn.

Khi chụp các chủ đề cảnh đêm, pháo hoa sẽ không thấy cảnh đêm, pháo hoa ra khung ngắm.

Khi chụp đám cưới, tiệc, … sẽ không thấy flash nhá trên các chủ đề muốn chụp. 3.2.1.2. Máy trắc viễn (RF).

57

Là máy ảnh khi chưa mở nắp ống kính, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy chủ đề cần chụp khi đặt mắt vào khung ngắm của máy ảnh.

Hình 3.2:Máy trắc viễn (RF). - Ưu điểm:

Cấu tạo máy đơn giản, dễ sử dụng, dễ chụp.

 Màn chập giữa nằm ngay trong ống kính.

 Không bị giới hạn về tốc độ khi chụp với đèn flash.

 Chụp những cảnh pháo hoa, cảnh đêm dễ dàng.

Có thể nhận thấy flash trên các chủ đề khi chụp tiệc cưới, … - Khuyết điểm:

Không sử dụng được các ống kính khác nhau để sáng tác.

Không ghép nhiều hình trên một file ảnh.

 Bị lỗi thị sai khi tiến càng gần chủ đề.

Cả 02 loại SLR, RF đều có đầy đủ các dòng máy: cơ, tự động, bán tự động và KTS. 3.2.2. Cấu tạo.

58

Hình 3.3:Cấu tạo máy ảnh. 3.2.2.1. Ống kính.

Ống kính là cụm thấu kính được làm bằng thuỷ tinh, nhựa tổng hợp chất lượng cao mà ánh sáng xuyên qua nó, ánh sáng được hội tụ lại trên bề mặt phim của máy chụp phim hoặc cảm biến ảnh trong máy ảnh số. Có một số máy ảnh ống kính gắn liền cố định với thân máy như các máy du lịch PnS và có thể hoán đổi ống kính trên máy ảnh DSLR. Nhiều ông kính hoán đổi giúp bạn kiểm soát và sáng tạo được nhiều hơn hình ảnh thu nhận được.

Ống kính là con mắt của máy ảnhsẽ thu gom các tia sáng và rọi chiếu các tia sáng ấy lên kính ngắm hay bề mặt cảm biến để tạo thành hình ảnh. Chất lượng của ống kính quyết định chất lượng của hình ảnh được tạo ra, cho nên ống kính là yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh. Về cơ bản, có 4 nhóm ống kính:

Ống kính tiêu chuẩn – standard. Ống kính góc rộng – wide angle. Ống kính tiêu cự dài – telephoto. Ống kính đa tiêu cự – zoom.

Hình 3.4:Ống kính máy ảnh.

Ống kính được cấu tạo bởi nhiều thấu kính (lens). Trên ống kính có hệ thống căn nét để điều chỉnh hình ảnh phản chiếu lên bản phim sao cho rõ nét nhất (focusing). Trong ống kính còn có một lỗ cho ánh sáng lọt qua (apature) được cấu tạo để có thể điều chỉnh mở to hoặc nhỏ điều tiết ánh sáng nhiều hay ít đi qua. Các ống phóng (zoom) còn có hệ thống mở to hay thu nhỏ góc ảnh bằng cách điều chỉnh tiêu cự của ống (focal length).

59

Do người chụp không thể ngắm chụp trực tiếp theo một đường thẳng xuyên qua ống kính vì vướng bản phim, để người chụp có thể nhìn thấy hình ảnh và góc chụp trước khi bấm máy, người ta phải bố trí một gương phản xạ (relex mirror) ở sau ống kính (thường theo góc 45 độ. Hình ảnh hắt vào gương này sẽ được phản xạ lên hệ thống gương phức hợp (prism), thường đặt phía trên nóc máy, để từ đó đi tới ống ngắm (view finder) đặt phía trên bản phim và nhìn xuyên ra phía sau thân máy. Khi bấm chụp, gương này sẽ phải lật lên để hình ánh đi theo đường thẳng qua cửa chập tới bản phim. Sau khichụp, gương sẽ hạ xuống vị trí ban đầu để người chụp ngắm chụp các kiểu ảnh tiếp theo.

1 - Hệ thấu kính. 2 - Gương phản xạ. 3 - Cửa sập mặt phẳng lấy nét. 4 - Sensor (cảm biến). 5 -Màng mờ. 6 - Ống kính condenser. 7 - Lăng kính 5 cạnh. 8 - Lỗ ngắm.

Hình 3.5:Mặt cắt ngang hệ thống DSLRtên máy ảnh.

DSLR là viết tắt của cụm từ “Digital Single Lens Reflex” - Phản xạ ống kính đơn kĩ thuật số, hay còn gọi là máy ảnh cơ kỹ thuật số. Hiểu theo nghĩa đơn thuần, máy ảnh DSLR là một máy ảnh kĩ thuật số sử dụng gương chiếu trực tiếp ánh sáng vào ống kính và khung ngắm giúp giữ lại hình ảnh ở phần phía sau của camera để bạn có thể thấy và chụp được những bức ảnh như mình muốn.

3.2.2.3. Ống ngắm.

Kính ngắm chỉ là một bộ phận để xác định khung hình. Hình ảnh qua kính ngắm lúc nào cũng rõ nét. Để trợ giúp cho việc lấy nét, các máy ảnh có thêm một cơ phận dò cự ly được thiết kế chung với kính ngắm. Đó là một cặp lăng kính nhỏ hoặc gương nằm bên trong thân máy ảnh. Một gương mờ đặt cố định mà ta có thể nhìn xuyên qua. Cặp gương hay lăng kính kia sẽ xoay khi ống kính của máy ảnh được điều chỉnh lấy nét, khi hai hình ảnh chồng lên nhau tức là ánh sáng qua ống kính đã được hội tụ vào cùng một khoảng cách.

60

Ống ngắm (view finder) được thiết kế giúp người chụp nhìn được hình ảnh trước khi bấm chụp. Để ngắm chụp chính xác nhất thì hình ảnh ngắm qua ống ngắm phải giống hoàn toàn với hình ảnh sẽ được ghi lên bản phim. Vì vậy phải bố trí hệ thống gương như nói ở trên để người chụp ngắm được qua ống kính chính –và vì vậy loại máy ảnh này được gọi là máy ảnh ống kính đơn phản xạ (single lens relex / SLR) vì chỉ có một ống kính phục vụ mục đính ngắm chụp đồng thời thu nhận hình ảnh chụp lên bản phim. Ở một số thiết kế khác, máy ảnh được bố trí hai ống kính khác nhau, một ống thu hình ảnh lên bản phim và một ống phụ dùng cho ống ngắm chụp –và vì vậy ở các máy này không cần gương phản xạ nên cấu tạo thường mỏng và nhỏ gọn hơn; ở các máy này, do vị trí của ống ngắm và ống chụp chính hơi lệch nhau nên có thể tạo ra hiện tượng thị sai (parallax) và những gì nhìn thấy qua ống ngắm không hoàn toàn giống với hình ảnh thể hiện trên bản phim vì góc nhìn hơi lệch nhau.

Hình 3.6:Ống ngắm. 3.2.2.4. Đèn.

Máy ảnh du lịch (compact/pns) có đèn gắn cố định trong thân máy được kích hoạt đồng bộ với màn trập máy ảnh, nhưng không thể kiểm soát thời gian và cường độ sáng của đèn. Máy DSLR thì có đèn pop-up (cóc) có thể kiểm soát để đồng bộ với màn trập, cường độ sáng phù hợp với tuỳ cảnh vật.

Hình 3.7:Đèn máy ảnh. Các chế độ sử dụng đèn khi chụp ảnh:

61

- Auto flash: Máy ảnh sẽ tự động nháy sáng đèn flash trong điều kiện ánh sáng yếu. Đèn flash sẽ là nguồn sáng chính.

- Off flash: Không cho đèn tự động nháy sáng. Máy ảnh sẽ tự động nâng độ nhạy sáng ISO lên và chọn các khẩu độ mở rộng nhất để có thể chụp ảnh trong điều kiện nguồn sáng tự nhiên hạn chế.

- Fill flash: Máy ảnh sẽ tự điều chỉnh để cân bằng nguồn sáng tự nhiên và lượng sáng của đèn flash.

- Red-eye reduction: Máy ảnh sẽ nháy sáng đèn flash một lần trước khi nháy sáng lần thứ hai để chụp ảnh. Lần sáng trước nhằm làm cho đồng tử trong mắt của người được chụp co lại để giảm hiệu ứng mắt đỏ. Đây là hiệu ứng nhiếp ảnh chứ không phải hiện tượng tồn tại trong tự nhiên.

- On flash: Đèn sẽ sáng liên tục khi chụp, bất kể là hoàn cảnh ánh sáng nào.

3.2.3. Nguyên lý làm việc.

Để vừa hình dung về cấu tạo và liên tưởngtới cách thức hoạt động của máy ảnh DSLR thì mình sẽgiải thích cơbản nguyên lý hoạtđộngcủa máy dựa vào sơđồ trên:

Đầu tiên ánh sáng sẽ đi qua ống kính máy ảnh (1) đi vào gương lật (2) và được phảnxạ vuông góc 90o lên phía trên vào màn hình tập trung (5) và thấu kính hộitụ (6), tiếpđó ánh sáng sẽ đượcđưa vào buồng kính có hệthống gương ngũ giác (7) để được phảnxạ lại 2 lầntrước khi đi vào ốngngắm trựctiếp (8). Đếnđâycũng là kết thúc quá trình thựchiện“ngắm”. Toàn bộ khung cảnh mà bạnngắmđược qua ốngngắm chính là hình ảnhthậtcủa khung cảnhtrướcống kính.

Sau khi đã ngắm được khung cảnh hoặc vật thể cần chụp, chúng ta sẽ bấm nút chụp. Và khi đó quá trình thứ 2 sẽ diễn ra như sau: Sau khi bấm nút chụp, gương lật (2) sẽ lật lên trên theo hướng mũi tên (trong hình), khi đó ánh sáng đi qua ống kính (1) sẽ đi thẳng vào trong màn trập (3) tại lúc này sẽ diễn ra quá trình “phơi sáng”. Cảm biến quang (4) phía sau màn chập sẽ ghi lại ánh sáng nhận đượcvà khung cảnh hay vật cần chụp. Sau quá trình này, một loạt các quá trình xử lý tiếp theo của máy sẽ chuyển ảnh thu được thành các dạng thích hợp để lưu trữ trên máy ảnh.

Một phần của tài liệu Bài giảng sử dụng thiết bị văn phòng (nghề công nghệ thông tin) (Trang 57)