2. PHÂN PHỐI THỜI GIAN
3.2.3. Nguyên lý làm việc
Để vừa hình dung về cấu tạo và liên tưởngtới cách thức hoạt động của máy ảnh DSLR thì mình sẽgiải thích cơbản nguyên lý hoạtđộngcủa máy dựa vào sơđồ trên:
Đầu tiên ánh sáng sẽ đi qua ống kính máy ảnh (1) đi vào gương lật (2) và được phảnxạ vuông góc 90o lên phía trên vào màn hình tập trung (5) và thấu kính hộitụ (6), tiếpđó ánh sáng sẽ đượcđưa vào buồng kính có hệthống gương ngũ giác (7) để được phảnxạ lại 2 lầntrước khi đi vào ốngngắm trựctiếp (8). Đếnđâycũng là kết thúc quá trình thựchiện“ngắm”. Toàn bộ khung cảnh mà bạnngắmđược qua ốngngắm chính là hình ảnhthậtcủa khung cảnhtrướcống kính.
Sau khi đã ngắm được khung cảnh hoặc vật thể cần chụp, chúng ta sẽ bấm nút chụp. Và khi đó quá trình thứ 2 sẽ diễn ra như sau: Sau khi bấm nút chụp, gương lật (2) sẽ lật lên trên theo hướng mũi tên (trong hình), khi đó ánh sáng đi qua ống kính (1) sẽ đi thẳng vào trong màn trập (3) tại lúc này sẽ diễn ra quá trình “phơi sáng”. Cảm biến quang (4) phía sau màn chập sẽ ghi lại ánh sáng nhận đượcvà khung cảnh hay vật cần chụp. Sau quá trình này, một loạt các quá trình xử lý tiếp theo của máy sẽ chuyển ảnh thu được thành các dạng thích hợp để lưu trữ trên máy ảnh.
Dĩ nhiên là quá trình chụp ảnh không dừng lại ở đó. Tiếp theo, một loạt quá trình phức tạp sẽ xảy ra trên máy ảnh. Bộ xử lý của máy ảnh sẽ lấy thông tin từ phim, sau đó chuyển chúng thành định dạng phù hợp rồi ghi lại trên thẻ nhớ. Cả quá trình này chỉ mất
62
một khoảng thời gian rất ngắn và một vài máy ảnh DSLR chuyên nghiệp có thể thực hiện quá trình này 11 lần trong 1 giây.
1 - Hệ thấu kính. 2 - Gương phản xạ. 3 - Cửa sập mặt phẳng lấy nét. 4 - Sensor (cảm biến). 5 -Màng mờ. 6 - Ống kính condenser. 7 - Lăng kính 5 cạnh. 8 - Lỗngắm.
Hình 3.5:Mặt cắt ngang hệ thống DSLR(xem lại). 3.3. CÁCH KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH.
TT TÊN BƯỚC CÔNG
VIỆC YÊU CẦU KỸ THUẬT THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Mở máy tính của
bạn bằng cách ấn nhẹ vào nút Power. Nhấn đúng nút mở nguồn. 2 Bước 2: Mở máy ảnh. Nhấn đúng nút mở nguồn. 3 Bước 3: Dùng dây cáp kết nối máy ảnh với máy tính.
Dùng dây cáp để kết nối máy ảnh với máy tính. Một đầu dây cáp bạn cắm vào máy tính, đầu cáp
63 còn lại bạn cắm vào máy ảnh. 4 Bước 4: My Computer Nhấp đúp biểu tượng máy ảnh. Nhấp đúp chuột trái đúng biểu tượng.
5 Bước 5: Nấp chuột tái vào thư mục DCIM, thư mục ảnh sẽ hiện ra.
Nhấp đúp chuột trái đúng biểu tượng.
6 Bước 6: Copy ảnh từ máy ảnh vào ổ đĩa trong máy tính.
Nhấn chuột phải chọn copy.
3.4. CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN.
3.4.1. Cách sử dụng máy ảnh.
3.4.1.1. Thân bên ngoài.
3.4.1.1.1. Các nút điềukhiển cơbản.
Hình 3.8:Các nút điều khiển.
3.4.1.1.2. Cảmbiếnảnh.
Từ thuở đầu của nhiếp ảnh, máy ảnh lưu hình ảnh trên tấm kính hoặc tấm phim. Ngày nay, máy ảnh số tái tạo hình ảnh trên tấm cảm biến hình ảnh. Các tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm
64
lưới. Mỗi photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại cảm biến ảnh CCD và CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến.
- Full frame: Không kể loại “medium format”, bộ cảm biến kích thước lớn nhất thường được gọilà “full frame” và có kích thước bằng tấm phim 35mm (24x36mm).
- APS-C: Nhiều máy DSLR dùng bộ cảm biến nhỏ hơn, thường được gọi là APS- C –22x15mm hoặc tương đương khoảng 40% diện tích của bộ cảm biến full frame.
- Four Thirds System chỉ bằng 26% bộ cảm biến full frame. - APS-H như của EOS 1D Mark III bằng 61% full frame. - Foveon X3 của Sigma có kích thước bằng 33% full frame.
- Một máy bỏ túi hay điện thoại có kích thước cảm biến ảnh là 1/2.5″ thì diẹn tích chỉ bằng 3% full frame.
Hình 3.9:Cảm biến ảnh.
3.4.1.1.3. Các chếđộ chụpảnh.
Auto và các chế độ tự động cơ bản. Đây là chế độ dành cho người bắt đầu cầm máy ảnh. Nikon gọi là Auto mode, Canon gọi là Auto Full. Khi sử dụng chế độ này, chiếc DSLR của bạn trở thành như một chiếc PnS tự động các thiết lập phơi sáng, tốc độ màn trập, khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng ISO. Bạn chỉ việc bấm nửa nút chụp lấy nét và bấm. Trong đó tự động theo mỗi chủ đề: chân dung, macro, phong cảnh, thể thao, chụp đêm.
Thể thao hay hành động: Máy ảnh sẽ tự chọn độ nhạy sáng ISO cao và tốc độ màn trập nhanh để bắt được các chuyển động.
Phong cảnh: Máy ảnh sẽ tự chọn các khẩu độ ông skinhs nhỏ để tăng chiều sâu cho vùng ảnh rõ.
65
Chân dung: Máy ảnh sẽ mở lớn khẩu độ ống kính làm nhoà hậu cảnh, hoặc có máy ảnh tự động nhận diện khuôn mặt để lấy nét vào đúng khuôn mặt đó.
Chụp đêm: Máy ảnh tự chọn tốc độ màn trập chậm, đủ để ghi nhận chi tiết bối cảnh hoặc đèn flash sẽ tự động nháy để rọi sáng chủ đề gần.
Macro: Máy ảnh sẽ khống chế vùng canh nét ở khoảng cách gần, khép khẩu độ nhỏ để tăng chiều sâu cho vùng ảnh rõ.
Hình 3.10:Các chế độ chụp hình. - P / Program:
Nikon gọi là Program AE mode, Canon gọi là Program Shift. Chọn chế độ này, máy sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Nhưng độ nhạy sáng ISO, bù trừ sáng và các thiết lập khác thì bạn tự thiết lập và kiểm soát. Bạn có thể để ISO thấp nhất để giảm độ nhiễu, và để chế độ P trong trường hợp chụp nhanh không cần phải suy nghĩ tính toán.
- A / Av Aperture Priority.
Đây là chế độ bán tự động cho phép bạn chủ động chọn khẩu độ (độ f của ống kính) theo ý muốn, và máy tự động chọn tốc độ màn trập cần thiết tương ứng với khẩu độ bạn chọn để đúng sáng. Chế độ này còn được gọi là “ưu tiên khẩu độ”. Ví dụ bạn muốn chụp khẩu độ f/2.8, bạn sẽ chủ động chỉnh khẩu f/2.8, khẩu độ sẽ tự máy chọn với tình trạng ánh sáng hiện tại bạn chụp.
- S / Tv / Shutter Priority.
Cả Nikon và Canon đều gọi là ưu tiên tốc độ màn trập, nhưng Nikon viết tắt là chữ S, Canon viết tắt là chữ Tv. Chế độ này ngược lại chế độ A / Av trên. Bạn chủ động chọn tốc độ màn trập và máy tự động chọn khẩu độ tương ứng cho đúng sáng. Thường chọn chế độ này khi người chụp muốn duy trì một tốc độ cao để tránh rung lắc và khẩu độ phó mặc cho máy tuỳ chọn tương ứng.
66 - M (Manuel).
Cả hai hãng Nikon & Canon đều viết tắt là M, nhưng Nikon gọi là Manual mode, Canon gọi là Metered manuel. Chế độ này hay gọi là chế độ chụp manual, chỉnh hoàn toàn bằng tay. Bạn sẽ phải chủ động chọn tốc độ màn trập, khẩu độ cho tất cả mọi cú bấm máy. Đặc biệt, ở chế độ này, bạn có thểchụp tốc độ hoàn toàn chủ động Bulb (bấm máy và màn trập mở liên tục đến khi nào thả nút chụp thì màn trập mới đóng lại) dành cho các trường hợp phơi sáng lâu.
- Ev (Exposure value).
Các chế độ chụp P, S và A còn có thể tinh chỉnh thêm nữa bằng cách tăng giảm các giá trị EV. Đây là thang độ chia thành nhiều nấc, mỗi nấc tương ứng với một tỷ lệ lộ sáng. Giá trị Ev thường được điều chỉnh bằng vòng xoay hoặc nút bấm.
Một số máy ảnh có chế độ Exposure Bracketing (chụp bù trừ tự động). Khi chụp ở chế độ này, máy ảnh sẽ tự động chụp một loạt 3, 5 hoặc 7 tấm ảnh với các giá trị lộ sáng khác nhau để tăng thêm khả năng có một bức ảnh chụp đúng sáng nhất. 3.4.1.2. Các chếđộ đo sáng.
Các thông số về thời chụp đều phụ thuộc vào bốn yếu tố biến đổi:
- Cường độ ánh sánghắt vào chủ đề, hay độ sáng của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh (hoàn cảnh sáng).
- Độ nhạy của bộ cảm biến đối với ánh sáng (ISO)
- Khoảng thời gian cho bộ cảm biến lộ sáng (tốc độ màn trập).
- Lượng sáng đi vào bộ cảm biến (điều khiển bằng khẩu độ ống kính)
Máy ảnh số có hệ thống đo sáng bên trong giúp chọn lựa tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng phù hợp để bộ cảm biến được lộ sáng đúng. Các hệ thống đo sáng thiết kế chung với máy ảnh đều đo ánh sáng phản chiếu –ánh sáng từ chủ thể hắt về phíamáy ảnh – và được nối kết trực tiếp với các bộ phận điều khiển tốc độ và khẩu độ.
Các máy ảnh đo sáng qua ống kính (through the lens –TTL), dựa vào lượng sáng thật sự tạo thành hình ảnh và sẽ tác dụng đến cảm biến. Khi thay đổi ống kính, hoặc gắn thêm kính lọc (filter) vào trước ống kính, hệ thống đo sáng TTL đó tự động điều chỉnh theo sự thay đổi đó.
67
- Đo sáng trung tâm (center-weighted average metering): Chế độ đo sáng tập trung ở khu vực chính giữa hơi chệch xuống dưới, kiểu đo sáng thường được gọi là “đo trung bình ưu tiên giữa”, bởi vì các yếu tố quan trọng nhất của mọi bức ảnh thường là nằm ở khu vực này.
- Chế độ đo sáng ma trận (matrix metering hay multi segment metering): Kính ngắm của máy có hệ thống đo sáng này được chia thành nhiều phần (segment), mỗi phần sẽ đo sáng một khu vực hình ảnh nhất định, máy ảnh sẽ nhận mọi thông số và tính ra độ nhạy, tốc độ, khẩu độ phù hợp với hoàn cảnh sáng.
- Đo sáng điểm(spot metering): Đo sáng tại một điểm nhỏ, cho thông số rất chính xác. Điểm đo sáng nằm ở giữa tâm kính ngắm, và một số dòng máy ảnh cho phép dịch chuyển vị trí đo sáng điểm này để thuận tiện cho việc bố cục khung hình.
Như ta vẫn nói “nhiếp ảnh là trò chơi với ánh sáng” thì đo sáng là chức năng quan trọng của chiếc máy ảnh (hoặc cầm máy đo sáng bằng tay), vì nó xác định giá trị phơi sáng cho máy ảnh. Chọn chế độ đo sáng sai, đo sáng sai cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh, có thể làm hỏng bức ảnh. Ngược lại, đo sáng đúng, bức ảnh có kết quả tốt.
3.4.1.3. Cân bằng trắng.
Mắt người tự động thích ứng rất nhanh với những thay đổi về ánh sáng, nhưng bộ cảm biến ảnh của máy ảnh lại không thể tự động thích ứng chính xác như vậy. Đây là vấn đề chính của màu sắc trong ảnh. Màu sắc của bức ảnh được chụp nhiều khi không giống với màu tự nhiên, và vì vậy máy ảnh số phải cân bằng lại màu sắc theo cách cân bằng trắng (white balance).
White Balance là cân chỉnh ánh sáng theo màu trắng – khái niệm quen thuộc với dân quay video hồi trước. Ánh sáng ban ngày là một nguồn sáng lạnh không màu nhưng nếu trời có mây mù hay ta bước vào bóng râm thì mọi vật thể đều có màu lẫn với sắc xanh. Trong căn phòng thắp đèn vàng dây tóc, ánh sáng ở đó sẽ có sắc đỏ cam ấm áp trong khi ở trong phòng ánh đèn huỳnh quang thì mọi màu sắc pha chút xanh lá cây. Cân bằng trắng là công việc làm cho hình ảnh được chụp có màu sắc trung thực. Máy ảnh số nào cũng có các chế độ White Balance.
68
- White Balance theo các nhóm nguồn sáng: ngoài trời nắng, dưới mây mù, trong nhà, dưới ánh đèn vàng, dưới ánh đèn huỳnh quang… máy ảnh tự động tuỳ hoàn cảnh thực tế để ghi nhận màu trắng đúng thật.
Hình 3.11: Các chế độ White Balance.
- Nhiệt độ K: người dùng tự điều chỉnh các cấp độ cân bằng trắng theo thang độ K.
Hình 3.12:Cân bằng sáng theo nhiệt độ.
3.4.2. Cách bảo quản máy ảnh.
Chống trầy xước, ẩm mốc, bảo vệ ống kính thật cẩn thận là những điều bạn nên làm để máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Hình 3.13:Máy ảnh và các phụ kiện.
Máy ảnh là thiết bị công nghệ cao rất dễ hư hỏng bởi các tác động từ môi trường. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng máy không đúng cách cũng dẫn đến các sự cố đáng tiếc khiến máy ngừng hoạt động.
69 3.4.2.1. Chống ẩm & bụi bẩn.
Các vi mạch, linh kiện điện tử của máy ảnh rất nhạy cảm với bụi và hơi nước. Ngày nay, các hãng sản xuất luôn tìm cách cải thiện độ bền của sản phẩm và ưu tiên của họ là máy phải chịu được độ ẩm cao –khí hậu khắc nghiệt. Vì thế, để đảm bảo máy ít chịu tác động có hại của hơi nước nhất, bạn nên trang bị tủ chống ẩm. Sau khi dùng xong, luôn đặt máy vào tủ và khóa kín để rút hết hơi nước còn sót lại.
Bạn cũng có thể mua gói chống ẩm nhỏ đặt cạnh nơi để máy ảnh. Thường xuyên lau chùi máy bằng khăn khô để tránh bụi tích tụ trên thân máy.
3.4.2.2. Không chạm vào mặt ống kính & bên trong máy.
Hình 3.14:Ống kính máy ảnh.
Mặt của ống kính là một lớp gương chuyên dụng được xử lý bằng công nghệ cao, tráng hóa chất đặc biệt giúp ánh sáng truyền vào tốt hơn. Khi bạn vô tình chạm vào mặt ống kính, đừng vội dùng vải chùi vì có thể bạn sẽ làm nó bị xước.
Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ống kính với mọi chất liệu (da tay của bạn, vải khô, vải ướt, vải có sợi cứng…) vì chúng rất dễ gây ra tác hại khôn lường. Một vài vết vân tay nhỏ sẽ không làm hình ảnh bị mờ, bạn nên nhờ các thợ máy ảnh chính hãng tư vấn về cách vệ sinh máy đơn giản và mua các loại dung dịch chuyên dành cho lau chùi ống kính.
70
a. Dùng dung dịch lau ống kính. b.Lắp Filter vào ống kính để bảo vệ an toàn.
Hình 3.15: Vệ sinh bảo vệ óng kính máy ảnh.
Khi chụp xong, luôn tắt máy hoặc đậy nắp ống kính cẩn thận. Nếu sử dụng DSLR, bạn nên mua các thiết bị bảo vệ/lọc ánh sáng hay còn gọi là filter. Filter giúp chống bụi bẩn rớt vào ống kính, hạn chế sự vô tình đụng tay hay va chạm bất ngờ. Các loại filter thường sẽ giữ cho chất lượng hình ảnh không thay đổi.
Trong trường hợp bạn cảm thấy bên trong thân máy có vật lạ hoặc tiếng kêu bất thường, đừng tìm cách mở máy ra để xem hoặc chạm vào bất cứ linh kiện gì bên trong. Hãy đem ra các cửa hàng bảo hành gần nhất vì tĩnh điện trong người bạn có thể khiến các linh kiện nhạy cảm bị sốc và ngừng hoạt động.
3.4.2.3. Trang bị túi chống sốc, balo đựng ống kính.
Hình 3.16:Bộ phận chống sốcống kính và thân máy an toàn.
Mang máy ảnh khi di chuyển rất nguy hiểm vì chỉ cần một va chạm tương đối mạnh, ống kính của máy có thể bị nứt hoặc bể. Ngoài ra, nếu máy bị rớt mạnh thì các
71
chân tiếp xúc giữa ống kính và thân máy cũng có thể bị gãy. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên mua túi đựng máy chuyên nghiệp chống sốc –chống nước. Với các thiết bị này, máy ảnh sẽ được bảo vệ an toàn.
3.4.2.4. Luôn bảo dưỡng máy.
Khi phát hiện thân máy có dấu hiệu trục trặc, ống kính xuất hiện rễ tre, ảnh bị vết đục và bụi bẩn, bạn nên mang máy đi bảo dưỡng. Nhân viên sẽ lau bụi, vệ sinh máy và giúp chúng có thể hoạt động ổn định.
Hình 3.17:Ảnh bị vệt bẩn do bụi bám vào sensor máy, cần được vệ sinh gấp. Ngoài các yếu tố trên, bạn nên chú ý tránh cho ống kính – thân máy phải tiếp xúc