III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
MIÊU TẢ CON VẬT
- Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn(BT1); Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình(BT2), tả hoạt động(BT3) của một con vật mà em yêu thích.
II.Đồ dùng dạy học:
-Ảnh con tê tê trong SGK và tranh ảnh một số con vật. -Ba bốn tờ giấy khổ rộng. III.Hoạt động trên lớp: 1. KTBC: -GV kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Các em đã được học về cách viết đoạn văn ở các tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn, các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-Cho HS quan sát ảnh con tê tê đã phóng to (hoặc quan sát trong SGK). -GV giao việc.
-Cho HS làm bài. a).
* Bài văn gồm mấy đoạn ?
-GV nhận xét và chốt lại: Bài văn gồm 6 đoạn.
+Đ1: Từ đầu … thủng núi: Giới thiệu chung về con tê tê.
+Đ2: Từ bộ vẩy … chổm đuôi: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
+Đ3: Từ Tê tê săn mời … mới thôi: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi.
+Đ4: Từ Đặc biệt nhất … lòng đất: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
+Đ5: Từ Tuy vậy … miệng lỗ: Miêu tả
-2 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. -Cả lớp quan sát ảnh. -HS trả lời. -Lớp nhận xét.
nhược điểm của tê tê.
+Đ6: Còn lại: Tê tê là con vật có ích, cần bảo vệ nó.
b). Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê ?
-GV nhận xét và chốt lại: Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân. Đặc biệt tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay: rất giống vẩy cá gáy …
c). Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ.
-GV nhận xét + chốt lại: Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ.
+Miêu tả cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài … xấu số”.
+Miêu tả cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống … lòng đất”.
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu BT2. -GV giao việc.
-Cho HS làm việc. GV cho HS quan sát một số tranh ảnh + nhắc HS không viết lại đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước. -Cho HS trình bày kết quả làm bài. -GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc.
-Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày.
-Gv nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-HS trả lời. -Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về ngoại hình con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài. -HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết. -Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS làm bài vào VBT. -HS lần lượt đọc đoạn văn. -Lớp nhận xét.
đạt về nhà viết lại vào vở.
Luyện từ và câu