3. Một số mạch khuếch đạ
3.2. Mạch khuếch đại công suất
3.2.1. Mạch khuếchđại công suất đơn (Hình 2.11)
* Tác dụng linh kiện.
- C1: tụ dẫn tín hiệu vào tầng khuếch đại công suất. - R1, R2: điện trở định thiên.
- R3: điện trở ổn định định thiên.
- C1: tụ khử hồi tiếp âm với tín hiệu âm tần. - MBA: biến áp ra.
Tín hiệu từ tầng khuếch đại điện áp đưa đến sẽ được dẫn qua tụ C1 rồi đặt trên R2 sau đó đưa vào mạch vào của transitor. Tín hiệu được transitor khuếch đại sẽ đặt lên cuộn sơ cấp của máy biến áp. Thông qua độ hỗ cảm của biến áp đưa tín hiệu ra tải.
3.2.1. Mạch khuếch đại công suất đẩy kéo.
* Tác dụng linh kiện.
- TP1: biến áp đảo pha; tạo ra ở thứ cấp hai tín hiệu có độ lớn bằng nhau ghép ngược pha để đưa vào cực B của T1 và T2.
- TP2: biến áp ra; ghép tín hiệu đã được khuếch đại với tải.
- R1, R2: điện trở định thiên cho T1 và T2.
* Nguyên lý làm việc.
- Khi chưa có tín hiệu vào, giả thiết tầng khuếch đại làm việc ở chế độ B. Vì có R1, R2 định thiên nên ta có UBE1 = UBE2 = UR2= 0,4V
Do vậy dòng điện IB1 = IB2 = 0 nên IB1 = IB2 =0 nên không có tín hiệu ra tải. - Giả sử tín hiệu vào là hình sin uV = UVmax.sinωt (V)
- Ở 1/2 đầu của chu kỳ điện áp thứ cấp TP1có chiều dương tại A, âm tại B. UBE1 = UR2+ U21 do vậy UBE1 tăng lên làm T1 mở.
UBE2 = UR2- U22 do vậy UBE2 giảm lên làm T2 khóa.
Do T1mở. Dòng IC1từ dương nguồn qua nửa trên cuộn sơ cấpTP2 qua T1về (- EC). Độ lớn của dòng IC1 biến thiên theo quy luật của tín hiệu vào do vậy ở thứ cấp của TP2có điện áp cấp cho tải.
- Ở 1/2 sau của chu kỳ tín hiệu vào, điện áp thứ cấp TP1 đổi chiều âm tại A, dương tại B.
UBE2= UR2+ U22do vậy UBE2 tăng lên làm T2mở.
Do T2 mở có dòng IC2 từ dương nguồn qua nửa dưới cuộn sơ cấp TP2 .
Dòng IC2 khi đi qua biến áp TP2 có chiều ngược chiều với IC1 nên điện áp của thứ cấp TP2cấp cho tải có chiều ngược lại.
- Ta thấy trong một chu kỳ của tín hiệu vào T1 và T2 thay nhau làm việc. Khi T1 khóa thì T2 mở và ngược lại; do vậy trên tải nhận được chu kỳ đầy đủ của tín hiệu vào.