Bộ nghịch lưu

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp (cao đẳng) trường cđ điện lực miền bắc (Trang 55 - 56)

3. Bộ nghịch lưu và bộ biến tần

3.1. Bộ nghịch lưu

- Bộ nghịch lưu hay còn gọi là bộ biên đổi một chiều - xoay chiều; gồm các thiết bị điện tĩnh dùng để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng xoay chiều có tần số nào đó cố định hoặc thay đổi

- Bộ nghịch lưu được phân loại theo số pha và theo phương pháp điều khiển.

3.1.1. Bộ nghịch lưu nguồn áp một pha

- Trong sơ đồ các Thyristor có thể thay thế bởi Transistor chúng có nhiệm vụ tạo ra điện áp xoay chiều

- Các điốt từ Đ1 đến Đ4 được gọi là điốt hoàn năng lượng có nhiệm vụ dẫn một phần năng lượng tích luỹ ở tải trong mỗi chu kỳ trả về nguồn 1 chiều, năng lượng này được lưu giữ tạm thời trong tụ điện C

- Tụ C có 2 tác dụng giữ cho điện áp nguồn ít bị thay đổi và dùng để trao đổi năng lượng phản kháng với điện cảm của tải.

- Ztải- Phụ tải xoay chiều

* Nguyên lý làm việc

- Khi T1 và T3 thông thì T2 và T4 khoá, đồng thời Đ2 và Đ4 mở, Đ1 và Đ3

khoá và ngược lại, khi T1 và T3 khoá thì T2 và T4thông, đồng thời Đ2và Đ4 khoá, Đ1và Đ3mở.

- Các khoá điện tử được chuyển mạch tự nhiên.

- Đường cong dòng điện tải phụ thuộc vào tính chất của phụ tải, trên thực tế dòng điện tải là hình sin khi phụ tải là một mạch cộng hưởng có R-L-C nối tiếp. Còn các trường hợp khác thì dòng điện tải không phải là hình sin mà có dạng xung vuông như hình vẽ.

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp (cao đẳng) trường cđ điện lực miền bắc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)