MĐ 22-06 Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thanh truyền, bu lông thanh truyền và bạc lót
- Kiểm tra, sửa chữa được các sai hỏng của thanh truyền, bu lông và bạc lót
đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung:
6.1. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA NHÓM THANH TRUYỀN TRUYỀN
6.1.1 Thanh truyền
- Thanh truyền bị cong, nguyên nhân: do động cơ bị kích nổ, do đánh lửa quá sớm, do piston bị bó kẹt, đặt cam sai.
Hậu quả: thanh truyền bị cong làm cho piston đâm lệch về một phía piston và xéc măng bị nghiêng làm giảm độ kín khít, cụm piston, xéc măng, xy lanh mòn nhanh và mòn không đều.
- Bulông, đai ốc thanh truyền bị lỏng ren hoặc gãy, nguyên nhân: do mỏi, do lực uốn, lực kéo lớn, do lực xiết lớn quá.
Hậu quả: động cơ không làm việc được, gây hư hỏng các chi tiết.
- Thanh truyền bị tắc lỗ dầu, nguyên nhân: do dầu có nhiều cặn bẩn, do bặc bị xoay.
Hậu quả: thanh truyền bị tắc lỗ dầu làm dầu không thể tới pitston và xy lanh nên không thể bôi trơn cho các chi tiết này dẫn tới phá hỏng các chi tiết rất nguy hiểm.
- Thanh truyền bị xoắn, nguyên nhân: do lực tác dụng đột ngột vì các nguyên nhân kể trên, khe hở giữa đầu to thanh truyền và dầu cổ biên quá lớn và
độ mòn côn ôvan lớn.
Hậu quả: thanh truyền bị xoắn làm cho đường tâm của lỗ đầu to thanh truyền và đầu nhỏ thanh truyền không cùng nằm trên một mặt phẳng. piston xoay lệch trong xy lanh bạc đầu to, đầu nhỏ thanh truyền mòn nhanh. Thanh truyền bị mòn rỗng lỗđầu to, đầu nhỏ do bạc bị xoay làm khe hở lắp ghép mòn nhanh gây va đập, bó kẹt.
- Thanh truyền bị nứt, gãy, nguyên nhân: do lực tác dụng quá lớn vì những nguyên nhân kể trên, do piston bị bó kẹt trong xy lanh.
Hậu quả: động cơ mất khả năng làm việc và gây hư hỏng cho các chi tiết khác của động cơ.