Sửa chữa bơm cao áp

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 50 - 55)

-Kiểm tra tổng quát xem vỏ bơm có bị nứt, chờn ren không

-Kiểm tra cặp piston xylanh dùng kín lúp để kiểm tra quan sát xem piston có bị

cào xước không

-Kiểm tra khe hở cặp piston và xylanh bằng cách rửa sạch sau đó đặt nghiêng

piston so với xy lanh một góc 450.Nếu piston đi vào xylanh từ từ và đều là tốt,

(nếu đi vào bị sượn là bị cào xước ). Khi khe hở quá lớn sửa chữa bằng cách mạ

phục hồi hoặc thay mới

-Lò xo van bị yếu, gãy thì thay mới

-Khâu răng và thanh răng bị mòn thì thay mới

-Vít hãm xylanh bị chờn thì thay mới

-Lò xo hồi vị piston yếu hoặc gãy thì thay mới

-Loại con đội có trục con lăn bị mòn thay mới

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm cao áp PE 2.Trình bày qui trình tháo lắp bơm cao áp PE

3.Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PE 4.Trình bày phương pháp đặt bơm cao áp PE vào động cơ

Bài 06: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP –VE

Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa

bơm cao áp VE

Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng

- Củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp VE

- Trình bày được qui trình tháo lắp các chi tiết bơm cao áp VE

- Tháo, lắp, kiểm tra các chi tiết bơm cao áp VE đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

-Xác định được nguyên nhân hư hỏng, đề ra các giải pháp khắc phục, bảo

dưỡng, sửa chữa bơm cao áp VE đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn cho người và thiết bị

Nội dung chính:

1.1. Cấu tạo

Hình 6.1 Cấu tạo bơm cao áp VE

1.Trục dẫn động bơm 9.Vít dầu hồi 2.Bơm cấp liệu 10.Cần điều chỉnh

3.Đĩa cam 11.Bộ điều tốc

4.Vành tràn 12.Van điều chỉnh áp suất 5.Ty bơm 13.Ống cao áp đến kim phun 6.Nắp phân phối 14.Bộ điều khiển phun sớm 7.Van điện cắt nhiên liệu 15.Con lăn

1.2. Sơ đồ nguyên lý

Hình 6.2 Nguyên lý hoạt động của bơm VE

Hình 6.3 Các đường dầu trong bơm VE

Hình 6.4 Nguyên lý piston bơm VE

1.3. Nguyên lý làm việc

Khi piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến của nó làm mở lổ dầu vào ở đầu phân phối nhờ rãnh nạp ở

Khi piston ở điểm chết dưới, nhiên liệu đi vào lổ nạp (2) và rãnh nạp piston (3),

rồi vào trong buồng cao áp (4)

1.3.1. Thời điểm khởi phun và phun nhiên liệu

Khi piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này lỗ nạp (2) bị

đóng lại bởi piston (1). Piston tiếp tục di chuyển lên điểm chết trên tạo ra áp lực

cao trên đầu piston và do chuyển động quay của piston nên rãnh phân phối trên thân piston trùng với lỗ phân phối ở đầu bộ phân phối. Nhiên liệu ở buồng cao

áp được nén lại với áp suất cao và theo lỗ phân phối làm mở van cao áp. Nhiên

liệu bị đẩy tới đường ống cao áp tới kim phun và phun vào buồng đốt

Hình 6.5 Thời kỳ phun nhiên liệu

1.3.2. Thời điểm kết thúc phun

- Quá trình phun kết thúc ngay khi lỗ khoan ngang của piston lên đến mép của

van định lượng. Sau thời điểm này không có nhiên liệu được phân phối tới kim

phun và van cao áp cũng đóng lại

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 50 - 55)