Chụm (độ mở) bánh xe

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 81 - 82)

1- Truyền lực chính; 2 Côn bị động; 3– Vi sai; 4 Bán trục;

4.2.3.4 chụm (độ mở) bánh xe

Khi nhìn từ trên xuống nếu phía trước của các bánh xe gần nhau hơn phía sau thì gọi là độ chụm. Còn nếu bố trí ngược lại thì gọi là độ mở.

Độ chụm thường được thể hiện bằng các khoảng cách B và A và giá trị của độ chụm được tính bằng B - A (hình 4.14 a).

Tác dụng của độ chụm là để khử lực camber sinh ra khi có camber dương. Điều đó đượcgiải thích thông qua (hình 4.14 b).

Hình 4.14. Độ chụm bánh xe

Khi bánh xe bố trí góc camber dương tức là bánh xe bị nghiêng ra phía

với mặt đường. Như vậy tại vùng tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường có hai thành phần vận tốc: một thành phần có phương trùng với phương chuyển động thẳng của ôtô; một thành phần có phương nghiêng ra phía ngoài theo

hướng quay của bánh xe do có góc camber dương. Hiện tượng này sẽ làm mòn nhanh lốp xe. Để khắc phục hiện tượng nói trên người ta bố trí độ chụm của các bánh xe dẫn hướng nhằm khử thành phần vận tốc có phương nghiêng

ra phía ngoài. Khi đó tại vùng tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường chỉ còn lại thành phần vận tốc theo phương thẳng.

Hiện nay do phần lớn trên ôtô có góc camber gần bằng 0 nên độ chụm của bánh xe cũng trở nên nhỏ hơn thậm chí ở một vài loại xe độ chụm bằng 0.

Trường hợp các xe có cầu trước chủ động và cầu sau thụ động thì khi lăn bánh, hai bánh trước có khuynh hướng đóng lại nên khi lắp bánh trước vừa chủ động vừa dẫn hướng người ta cố ý lắp hai bánh trước hơi mở ra để khi lăn bánh chúng khép lại là vừa.

Các góc camber, caster, kingpin và độ chụm giúp cơ cấu lái hoạt động ổn định và mặt lốp xe bám mặt đường tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)