1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa nhiên liệu.
Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu cần thiết cho sư làm việc của động cơ, kích thươc của thung lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào công suất và tính năng hoạt động cuả động cơ.Nói chung thùng chứa nhiên liệu phải có dung tích sao cho có thể chứa nhiên liệu cho động cơ làm việc tối thiểu 8giờ đến 16giờ đối với máy thi công cơ giới .Đối với ôtô thì dung tích chứa của thùng phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho xe chạy được tối thiểu 200 300 km.
1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại bầu lọc nhiên liệu. 1.2.1Nhiệm vụ, yêu cầu : 1.2.1Nhiệm vụ, yêu cầu :
Các bầu lọc trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel có nhiệm vụ lọc sạch tất cả các cặn bẩn các tạp chất và nước có trong nhiên liệu.
Trong dầu disel có lẫn tạp chất và nước cứng chúng có thể phá hỏng các chi tiết của bơm cao áp và vòi phun. Do đó các bầu lọc phải đảm bảo tách toàn bộ nước và giữ lại 9999,5% số tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 23mm có trong nhiên liệu trước khi chúng được cung cấp đến bơm cao áp.
Vì các chi tiết chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu như bộ đôi xilanh piston bơm cao áp, van triệt hồi, kim phun nhiên liệu được chế tạo rất chính xác, do đó những hạt cặn bẩn trong nhiên liệu chưa lọc sạch sẽ làm cào xước các chi tiết đó rất nhanh.
Nước bẩn trong nhiên liệu sẽ làm cho nhiên liệu không cháy được khi phun vào buồng đốt và làm cho piston bơm bị kẹt trong xilanh bơm cao áp gây nên hư hỏng.
1.2.2. Phân loại :
Để đảm bảo được điều đó , trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel thường bố trí nối tiếp 23 bầu lọc với mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ lọc tạp chất cơ
học người ta chia bầu lọc ra thành hai loại : -Bầu lọc thô.
-Bầu lọc tinh.
Ngoài ra bầu lọc còn được phân loại theo vật liệu và kết cấu của phần tử lọc trong bầu lọc, gồm có:
-Bầu lọc tháo rời được. -Bầu lọc không tháo được.
Bầu lọc thô được đặt trên đường ống dẫn từ thùng chứa đến bơm chuyển nhiên liệu. Bầu lọc tinh được đặt trên đường ống dẫn từ bơm chuyển nhiên liệu đến bơm cao áp.
2. Cấu tạo
2.1. Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu :
Miệng thùng dùng để rót nhiên liệu vào thùng, bên trong có lưới để lọc bụi bẩn. Miệng thùng được đậy kín bằng nắp, phía trên có van không khí để điều hoà áp suất trong thùng với áp suất khí trời (do nhiên liệu trong thùng cạn dần hoặc khi nhiệt độ trong thùng tăng
lên làm áp suất trong thùng tăng).Vì vậy đáy thùng được làm lõm để lắng cặn bẩn, nước và nút để xả cặn.
Nhiên liệu từ thùng tới bơm sau đó đi theo các ống dẫn bằng đồng tới các vòi phun. Phần cuối của ống làm dài hơn và bắt chặt với đầu nối bằng đai ốc. Ống nhiên liệu phải đặt cao hơn đáy thùng từ 610cm để tránh hút cặn bẩn lên hệ thống cung cấp nhiên liệu. Nếu thùng chứa đặt cao hơn động cơ phải bố trí van thoát để đóng mở. Nếu thùng chứa đặt thấp hơn động cơ phải có van chặn bố trí nơi bầu lọc sơ cấp ngăn không cho dầu về khi máy ngừng làm việc.
Hình 3.1 Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc 2.2. Cấu tạo lọc nhiên liệu:
Hình 3.2 Bầu lọc thô của hệ thống cung cấp nhiên Diesel
(a) và (b)Bầu lọc thắm; (c) và (d)- Bầu lọc lắng.
1. Phần tử lọc; 3. Vỏ lọc; 4. Van xả cặn; 5. Ruột lọc; 6. Giá bầu lọc; 7. Phễu lắng
A. Đường nhiên liệu vào; B. Đường nhiên liệu ra
Các loại bầu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel
Hình 3.3 Bầu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel
(a). Lọc bằng chỉ bố; (b). Lọc bằng giấy xốp; (c). Lọc hai cấp
2- Ruột lọc; 3,8- Phần tử lọc; Đệm; 5,10- Vỏ lọc; 6- Lò xo; 7- Van xả gió; 9- Vỏ phần tử lọc; 11- Van xả cặn
A- Ống dẫn nhiên liệu vào; B- Ống nhiên liệu ra..
Bầu lọc tinh hai cấp. *Cấu tạo :
1.Đường nhiên liệu vào 2.Lõi lọc thô 3.Vỏ bầu lọc 4.Lõi lọc tinh
5.Đường nhiên liệu ra 6.Vít xả e
7. Nắp bầu lọc
8. Bulông hãm
Hình 3.4: Bầu lọc tinh hai cấp
Bầu lọc tinh hai cấp với hai phần tử lọc băng sợi bông và băng nỉ ép được lắp chặt vào nắp bầu lọc 7 bằng các bulông . Lò xo của bầu lọc sẽ đẩy phần tử lọc ép sát vào các gờ tương ứng trên bầu lọc để đảm bảo không gian bên trong và bên ngoài phần tử lọc hoàn toàn bị ngăn cách. Nắp bầu lọc 7 là nơi bố trí các đầu nối và các đường dẫn nhiên liệu.
Ở bầu lọc tinh nhiên liệu, lõi lọc là những lớp nỉ dầy ép chồng bên ngoài một ống nhiều lỗ .Van an toan được bố trí bên trong các rắc co dầu trở về, van thường cấu tạo gồm viên bi và lò xo , nó có công dụng đảm bảo cho áp suất cung cấp tối thiểu để nhiên liệu đi qua lớp vỏ boc cung cấp cho bơm cao áp.
* Nguyên lý làm việc :
Khi động cơ làm việc nhiên liệu sẽ được bơm chuyển chuyển vào bầu lọc cấp một. Nhiên liệu chảy từ trên xuống dưới , các cặn bẩn có kích thước lớn và một phần nước sẽ bị giữ lại ở mặt ngoài của lõi lọc .
Nhiên liệu đã được lọc chảy thẳng vào lưới lọc đi lên trên tiếp tục qua nắp bầu lọc tới bầu lọc tinh qua đường nhiên liệu vào , lúc này nhiên liệu sẽ được thấm qua lõi lọ băng nỉ ép. Nhiên liệu đã lọc sạch đi vào giữa lõi lọc và đến bơm cao áp theo đường nhiên liệu ra. Nếu van an toàn bị hỏng , nhiên liệu sẽ không cung cấp đầy đủ cho bơm cao áp. Khi áp suất tăng quá 0,5kg/cm2 thì van an toàn mở cho nhiên liệu tràn trở về thùng.
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa
3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
3.1.1 .Tắc nhiên liệu hoặc không cung cấp nhiên liệu:
-Tắc lỗ thông hơi thùng chứa nhiên liệu, tắc đường ống,bầu lọc.
-Các đường ống bị rò rỉ, không khí lọt vào các đường ống làm giảm áp suất phun, làm gián đoạn cung cấp nhiên liệu.
3.1.2 Thiếu hoặc thừa nhiên liệu
Bình chứa – Bầu lọc – Các đường ống dẫn
Trong thời gian sử dụng thì bình chứa, các lõi lọc các đường ống dẫn bị bẩn do lắng động tạp chất lẫn trong dầu làm giảm năng suất và chất lượng lọc, giảm lượng nhiên liệu cung cấp, giãm công suất động cơ.
Thùng chứa bị thủng, bị biến dạng móp méo do va đập, do sử dụng lâu ngày theo khí hậu…vv hoặc do tai nạn giao thông gây nên
3.2 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa: * Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc * Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc
1. Tháo và làm sạch các chi tiết của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
2. Kiểm tra các chi tiết lõi lọc, đệm kín, vít xả không khí bị chờn hỏng ren 3. Quan sát xác định chính xác hư hỏng các chi tiết của lõi lọc.
. Đệm kín không bị mòn hỏng, nếu hỏng thay đệm mới. . Kiểm tra các đầu nối ống dẫn dầu không bị chờn hỏng ren. . Lõi lọc không bị rách, thủng.
. Xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cần thay mới hay có thể khắc phục. . Chọn các chi tiết thay mới phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 4. Lắp các chi tiết của bầu lọc theo thứ tự ngược lại với khi tháo.
5. Sau khi lắp hoàn chỉnh bầu lọc, ráp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả gió, mở van thùng nhiên liệu, bơm nhiên liệu để tiến hành xả sạch gió.
1. Bảo dưỡng bầu lọc thô
Bầu lọc sơ cấp phải được súc rửa sau 5.000 km xe chạy. Nếu không súc rửa đúng định kỳ cặn bẩn sẽ bám dày làm tắc lõi lọc, áp suất nhiên liệu giảm dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu cho động cơ hoạt động.
2. Bảo dưỡng bầu lọc tinh
Khi tiến hành bảo dưỡng bầu lọc tinh, nên tháo nút xả bên dưới bầu lọc để xả nước và
cặn bẩn sau 8.000 km xe chạy. Nên nới vít xả gió bên trên bầu lọc cho cặn bẳn chảy ra hết. Loại bầu lọc có lõi lọc bằng giấy xốp cần thay mới lõi lọc sau 35.000 km xe chạy. Tiến hành thay lõi lọc mới theo quy trình sau:
- Tháo đai ốc lục giác
- Tháo vỏ bầu lọc xuống phía dưới (hình 10-3) - Tháo loại bỏ lõi lọc cũ
- Dùng dầu diesel rửa sạch bên trong bầu lọc
- Kiểm tra các chi tiết của bầu lọc đúng yêu cầu: Đệm cao su còn tốt, ốc xả cặn không bị chờn hỏng ren.
- Thay lõi lọc mới, lắp lại bầu lọc lại đúng yêu cầu, không bị hở lõi lọc để cặn bẩn lọt vào bên trong lõi lọc.
Đối với loại bầu lọc tinh có lõi lọc bằng vải bên ngoài có lưới lọc. Loại bầu lọc này thường được bố trí gần bơm cao áp để giảm bớt nguy cơ rỉ rét, cặn bẩn đóng trong đoạn ống nối từ bầu lọc đến bơm cao áp. Muốn xả sạch cặn bẩn và nước tháo ốc xả cặn nơi đáy bầu lọc.
Cách súc rửa loại bầu lọc này như sau:
- Trước hết tắt máy khoá van thùng nhiên liệu. - Tháo ốc lục giác và lấy vỏ bầu lọc ra.
- Tháo nắp bầu lọc, lưới kim loại, lõi lọc, vỏ bầu lọc ra.
- Dùng bàn chải mềm chải sạch cặn bẩn ở các chi tiết lưới lọc, lõi lọc và rửa trong xăng
- Lắp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả không khí, mở van thùng nhiên liệu, bơm tay nhiên liệu lên bầu lọc và tiến hành xả sạch không khí trong bầu lọc.
* Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc
A. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của thùng nhiên liệu và bầu lọc 1. Thùng nhiên liệu 1. Thùng nhiên liệu
a) Hư hỏng
- Thùng nhiên liệu bị rò rỉ, nứt, thủng, móp, méo. b) Nguyên nhân
- Do va chạm mạnh, sử dụng lâu ngày ít kiểm tra, bảo dưỡng 2. Bầu lọc xăng
a) Hư hỏng
- Chờn hỏng ren các đầu nối ống dẫn.
Hình3.5: Tháo rời, thay lõi lọc của bầu lọc tinh Nắp Trục Lỗ dầu vào Lõi lọc Vỏ Nút xả Lõi lọc Võ bình lọc
- Lõi lọc quá bẩn, mục rách, thủng nhiên liệu không được lọc sạch b) Nguyên nhân
- Do chịu lực va chạm mạnh - Tháo lắp nhiều lần
- Sử dụng lâu ngày ít bảo dưỡng B. Tháo, lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc
1. Tháo thùng nhiên liệu và bầu lọc từ trên xe - Làm sạch bên ngoài thùng nhiên liệu và bầu lọc. - Làm sạch bên ngoài thùng nhiên liệu và bầu lọc.
. Dùng nước có áp suất cao để xịt rửa và dùng máy nén khí thổi khô - Xả hết nhiên liệu trong thùng ra
- Tháo các đường ống dẫn dầu
. Chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn. - Tháo các đai kẹp bắt giữ thùng nhiên liệu.
. Chọn đúng dụng cụ tháo.
- Tháo thùng nhiên liệu ra khỏi xe
. Chú ý giữ chắc chắn không để rơi gây tai nạn. - Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc thô và bầu lọc tinh - Tháo bầu loc thô và bầu lọc tinh xuống.
. Chú ý giữ chắc chắn không để rơi bầu lọc. 2. Tháo rời bầu lọc
- Rửa sạch bên ngoài bầu lọc
- Tháo rời các chi tiết của bầu lọc (theo đúng quy trình).
. Dùng dụng cụ tháo lắp, khay đựng chi tiết và xăng hoặc dầu diesel sạch để rửa các chi tiết.
- Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bầu lọc 3. Quy trình lắp
- Lắp các chi tiết của của bầu lọc theo thứ tự (ngược với quy trình tháo).
- Lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc lên động cơ theo thứ tự (ngược với quy trình tháo) . Khi lắp các ống dẫn nhiên liệu vào thùng chứa và bầu lọc phải chọn đúng dụng cụ, dùng hai cờ lê một hãm, một vặn.
C. Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc
1. Sửa chữa thùng nhiên liệu a) Hư hỏng và kiểm tra a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng các vết nứt thủng .
- Kiểm tra quan sát bằng mắt hoặc dùng kính lúp quan sát vết nứt. b) Sửa chữa
- Các vết nứt thủng nhẹ, tiến hành súc rửa thùng nhiên liệu bằng nước nóng (hết mùi dầu) sau đó hàn hơi kín và sửa nguội.
- Thùng bị nứt vỡ móp méo nhiều thì thay thùng mới. 2. Sửa chữa bầu lọc
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng bầu lọc bị nứt, vỡ, móp méo.
- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường các vết nứt, móp méo của bầu lọc - Lõi lọc bẩn, tắc, rách, thủng. Đệm kín cao su bị đứt hỏng
- Kiểm tra bằng mắt thường. b) Sửa chữa
- Vỏ bầu lọc nứt, thủng tiến hành hàn, sửa nguội, nếu bị móp méo gò nắn lại.
- Lõi lọc bị tắc bẩn dùng bàn chải mềm và xăng rửa sạch, lõi lọc rách thủng thay lõi lọc mới đúng loại.
- Đệm cao su hỏng thay đệm mới.
Bài 4: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu
1.1. Nhiệm vụ.
Bơm truyền nhiên liệu dùng để hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bình lọc thô, đưa đến bình lọc tinh rồi đến bơm cao áp. Ngoài ra còn dùng để mồi dầu, xã gió trong hệ thống khi động cơ chưa hoạt động.
1.2. Yêu cầu .
Áp suất nhiên liệu do bơm cung cấp phải đạt giá trị lớn và giao động trong khoảng giá trị tương đối rộng từ 1,56kg/cm2. Áp suất lớn như vậy không những đủ để thắng sức cản trong đường ống nhiên liệu thấp áp và trong các bầu lọc mà còn ngăn cản sự hình thành bọt khí và hơi nhiên liệu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các bầu lọc quá bẩn hoặc động cơ làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao .
1.3. Phân loại :
Bơm chuyển nhiên liệu đang được sử dụng trong động cơ diesel được chia ra thành các loại sau :
-Bơm phiến gạt hoặc con lăn thường được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel sủ dụng bơm cao áp chia .
-Bơm piston được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel sử dụng bơm cao áp dãy .
Ngoài ra, theo công dụng của bơm chuyển nhiên liệu thì nó còn có thể chia làm hai loại là :
-Bơm tác dụng đơn -Bơm tác dụng kép
Nhìn chung bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston tác dụng đơn là loại bơm được sử dụng nhiều nhất trong các động cơ diesel. Nó thường được lắp bên sườn của bơm cao áp và được dẫn động trực tiếp bằng cam lệch tâm.
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu 2.1 Sơ đồ cấu tạo bơm thấp áp kiểu piston tác dụng đơn
Hình 6.1 : Cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu
Hình 4.1: Bơm thấp áp kiểu piston tác dụng đơn 1. Con lăn; 2.thân bơm ; 3.bơm tay; 4. cửa nạp ; 5. van nạp ;6.lưới lọc; 7.piston ;8.lo xo hồi vị piston; 9.thanh đẩy ;10.van xả ; 11. cửa xả ;12.cam lệch tâm.
Thân bơm là chi tiết chính của bơm, trong thân bơm có bốn khoang chính dùng để bố trí piston, lò xo hồi vị piston, con đội con lăn, van nạp van xả. Ngoài ra còn có bơm tay kiểu piston được lắp vào thân bơm ở phía trên van nạp. Bơm tay cấu tạo gồm đầu nối