Phần thảo luận 2) TT Tuệ Siêu

Một phần của tài liệu Thiền Minh Sát Bài - Bồ Đề Phần (Trang 33 - 36)

2) TT Tuệ Siêu

Tu Nữ Như Nguyện và Tu Nữ Như Tâm chuyển biên

TT Giác Đẳng: Bạch TT Tuệ Siêu chúng ta thấy chữ "niệm" trong tiếng Việt Nam của chúng ta thường thường dùng mang tánh cách là chúng ta lập đi lập lại một mantra (câu chú nguyện) hay một danh hiệu Phật nhiều hơn là chữ “niệm” được định nghĩa trong khái niệm về chánh niệm của Tứ

Niệm Xứ, thì xin thỉnh TT Tuệ Siêu hoan hỷ cho biết rằng: Nếu một người niệm Phật ví dụ họ niệm Arahaṃ hay Nam Mô A Di Đà Phật và lập đi lập lại thì cách đó có thể dùng chữ anussati được không? ví dụ chúng ta nói

Buddhānussati tức là niệm Phật hay là Dhammānussati là niệm pháp và

Saṅghānussati là niệm tăng hay chúng ta có cái từ nào khác ở trong Phạn ngữ chính xác hơn. Nhân đó nói thêm một vài ghi nhận của TT về bài hướng dẫn hôm nay trong lớp Thiền Học nếu có, xin thỉnh TT Tuệ Siêu.

TT Tuệ Siêu: Qua câu hỏi của TT Giác Đẳng thì chúng tôi xin được đóng góp một vài ý kiến về từ “niệm” trong từ “Buddhānussati”. Trước hết chữ

Anussati dịch là tùy niệm thì có một từ ngữ gọi là anu nhưng thực ra thì anu ở đây có nghĩa là liên tục và do đó chữ anussati có nghĩa là liên tục niệm, là ghi nhận ghi nhớ. Nhưng chữ sati ở trong anussati trường hợp này thì nó lại khác hơn với chữ sati ở trong lãnh vực của thiền Appana samādhi (Nhập định), có khác hơn, hay là về mặt thiền chỉ hay thiền quán để một khi đã nói niệm thì tiếng niệm sati đó có nghĩa là một trạng thái ghi nhận bám sát vào đối tượng, có bám sát ghi nhận rõ ràng tỉnh táo như vậy thì mới gọi là sati, nhưng chữ sati trong anussati nó hơi có một thiên hướng qua từ saññā (tưởng), thường thường chúng ta dùng từ sati hay sarati là niệm tưởng niệm. Niệm có nghĩa là phải nhớ lại chớ không ghi nhận ngay trong hiện tại, chẳng hạn như chúng ta nhớ lại Đức Phật với những danh hiệu với những hồng danh rồi chúng ta suy tưởng về những hồng danh đó qua ý nghĩa đã được học hiểu. Như vậy tiếng anussati trong trường họp Buddhānussati hay Dhammānussati hay Saṅghānussati (tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp tùy niệm Tăng) chẳng hạn, thì tùy niệm này chúng tôi nghĩ rằng mặc dù cũng sài có chữ “niệm” trong đó nhưng “niệm” này có thể khác hơn, khác có khuynh hướng về saññā là tưởng nhớ lại, còn chữ sati ở trong chữSati patthāna (Niệm xứ) thì niệm đó có nghĩa là nhận biết cái gì nó đang xảy ra, thì hai từ đó khác ở khía cạnh đó.

Ở khía cạnh thứ hai nữa chúng tôi muốn nói khác nhau ở chỗ là hễ vị hành giả đang hành thiền chỉ hoặc quán mà ngay trong lúc đó tâm rời khỏi đối tượng không ghi nhận, để cho đối tượng trôi qua không ghi nhận được thực trạng của đối tượng đang sanh hay đang diệt thì lúc đó được gọi là thất niệm. Thế nhưng vấn đề này đối với một người tu tập thì chúng ta thấy rằng đôi lúc họ niệm bằng tưởng, bằng cách là học thuộc lòng, nhiều

khi như là niệm thần chú, họ niệm Itipiso, Bhagavā Arahaṃ, Arahaṃ, Arahaṃ ... , họ cứ niệm liên tục như vậy, nhưng trong trạng thái liên tục như vậy họ không có ghi nhận được, thỉnh thoảng thì có khi họ cũng quên nhưng tại vì đã thuộc lòng cho nên họ niệm chúng ta thấy là liên tục, nhưng thật ra thì ngay trong lúc đó tâm của họđã lơđễnh đã suy nghĩ chỗ

khác. Thế nhưng chỗ này người ta cũng gọi là niệm Phật. Thành thửở đây nếu xét về hai từ và hai hành trạng của từ “niệm” ở tùy niệm Phật và “niệm” ở trong niệm xứ hay “niệm” ở trong thiền định thì hai nghĩa từđó và hai hành trạng đó có sai khác nhau một chút, nó sai khác nhau ở chỗđó. Vì vậy cho nên cũng là niệm nhưng niệm trong các đề mục thuộc về sắc pháp bhāvanā (thiền chỉ) thì đắc được thiền, còn niệm ở trong Tứ Niệm Xứ thì đắc được đạo quả. Nhưng niệm trong cách gọi là ānussati tức là “tùy niệm” thì chỉ đưa đến một trạng thái upacāra samādhi (cận định) chứ không có đưa đến trạng thái định kiên cố. Ở trong quyển Visuddhi magga giải thích rằng vì khi một người niệm ân đức Phật, niệm ân đức Pháp, niệm ân đức Tăng do tâm họ trải rộng, họ suy nghĩ nhiều khía cạnh không có “niệm” và “định” nhất điểm trong một đề mục, trong một đối tượng hay trong cảnh, vì vậy nếu có thể đạt được trạng thái định chỉ là upacāra samādhi (cận định). Còn không thì họ cũng có khuynh hướng thiện pháp đểđưa đến những cảnh giới tái sanh an lạc thôi chứ không đưa

đến trạng thái Appana samādhi (Nhập định). Đó là theo ý nghĩa giải thích ở trong phần gọi là sáu pháp tùy niệm ānussati trong quyển Visuddhi Magga, điều này chúng ta thấy rằng rõ ràng rồi .

Và do đó khi chúng ta tu tập thì riêng cái gì dễđểứng dụ tâm thì chúng ta thực hành trước, chẳng hạn tâm này hay có sự buông lung phóng túng, hay nghĩ ngợi chỗ này chỗ kia, nghĩ ngợi về cảnh thinh, cảnh trí, cảnh xúc, thì bây giờ mình cho tâm lành chỉ cho phép nghĩ ngợi mà sự nghĩ ngợi đó trong phạm trù gọi là thiện pháp thôi, thì trong phạm trù thiện pháp đó cứ

việc suy nghĩ về Đức Phật, suy nghĩ về giáo pháp về ân đức của Tăng chúng, suy nghĩ về ân đức của Chư Thiên v.v....gọi là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, hay niệm tịch tịnh tức niệm về bản chất của trạng thái Nip-bàn. Khi chúng ta dẫn dụ tâm mình trong khuynh hướng thiện như vậy, mặc dầu chưa có được một trạng thái nhất tâm trên một đề mục nhưng dù sao đi nữa thì cũng là tình trạng của thiện pháp, và “niệm” đó lâu ngày được an trú trong thiện pháp rồi dần dà vị hành giả muốn tiến bậc cao hơn nữa, trạng thái thuần thục hơn nữa thì lúc bấy giờ hành giả không niệm những đề mục ānussati này nữa, mà chánh thức đi vào sati tức là “niệm” trong niệm xứ, tức là “niệm” trong một đề mục để đắc được Thiền Chỉ hay đắc được Thiền Quán chứng đắc

Đạo Quả v.v....

Do đó nếu phân tích từ ngữ thì chúng ta nên phân tích sự khác nhau như

thế, nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng ởđây chúng tôi muốn trình bày để

cho chúng ta thấy để phân biệt được ý nghĩa của từ gọi là “niệm” trong “tùy niệm”, và “niệm” trong “niệm xứ” chớ không phải chấp nhận cái này rồi phủ nhận cái kia. Cái kia chúng ta dẫn dụ tâm lúc ban đầu nhưng sau

đó để tiến giải tâm đến trạng thái niệm cao hơn v.v... Chúng tôi xin được có một vài lời đóng góp cho câu hỏi của TT Giác Đẳng như vậy.

Phần thảo luận 3) Đ Đ Pháp Đăng

Một phần của tài liệu Thiền Minh Sát Bài - Bồ Đề Phần (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)