Phần thảo luận 3) Đ Đ Pháp Đăng

Một phần của tài liệu Thiền Minh Sát Bài - Bồ Đề Phần (Trang 36 - 38)

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Sư Pháp Đăng, Sư hoan hỷ giúp để giải thích thêm một

điều là trong đời sống hàng ngày của người Phật tử nếu thất niệm. Thất niệm tức là đời sống phóng dật thì dĩ nhiên là chúng ta muốn nói đến một cái gì đó hơi phóng túng nhiều hơn đời sống bình thường. Ví dụ như một người sống sa đoạ hay sống trác táng nhiều quá chúng ta gọi là sống phóng dật nhiều quá thì như vậy phải chăng là trong cuộc sống có chừng mực hàng ngày như một người buổi sáng đi làm ở sở rồi buổi chiều về hoặc giả là ăn uống có điều độ hay thể dục thường xuyên, thì Sư Pháp Đăng có nghĩ rằng ở cuộc sống điều độ chừng mực như vậy người đó có một khả năng nhất định khi chúng ta đề cập đến niệm, dĩ nhiên không phải niệm mà chúng ta nói ở người tu tập hàng ngày nhưng khả năng điều độ đó nó có được xem như là người có ý thức tỉnh táo về cuộc sống của mình hay không. Sư Pháp Đăng nghĩ thế nào về điểm này.

ĐĐ Pháp Đăng: Ở điểm này thì thật sự đối với tất cả mọi người thì ai cũng gần như là muốn con người mình hữu dụng nhưng ngược lại vì mình đã phóng không đúng với quy cách của nó nên trở thành người không hữu dụng. Con trình bày như thế này; ở trong các vị thiền sư thì có một vị tỳ kheo, vị này lúc còn là cư sĩ thì học vấn không nhiều, nhưng khi gặp được vị Đại Đức chỉ cho cách là mình cầm cái gì thì ghi nhận cái đó, bất luận là mình buôn bán, mình cầm món gì đưa cho người ta rồi người ta đưa tiền thì mình ghi nhận ở chỗ đó. Một thời gian sau thì vị này thấy kiểm soát được đời sống của mình, có nghĩa là việc gì ai hỏi thì nghĩ cho kỹ. Thường thường mình sống trong nhà hễ ai hỏi mình thì mình lại quên mất, vì mình sống quá nhiều với thất niệm nên không ghi nhận hiện tại. Thật sự trong đời sống, luôn cả những người làm văn phòng cũng vậy nếu khi viết một chương trình gì đó, nhớ được trong chương trình đó mà ai muốn hỏi về văn thư hoặc hợp đồng ký ngày mấy ngày mấy v.v… nếu mình để ý như vậy thì rõ ràng người ta hỏi mình cũng y như người ta hỏi cái máy vi tính vậy. Thường thì vị cư sĩ này khi được vị trưởng lão dạy như vậy thì vị này buôn bán cái gì cũng ghi nhận như vậy, dù là cầm cái cân hay bốc một số đồ để vô cân hoặc gói lại bán, vị đó luôn luôn để ý như vậy. Sự để ý một thời gian sau thì vị này tuần tự tu tập và vị này chứng đắc đạo quả rất dễ. Dù vị này thì không có học thức nhiều nhưng mà vị này thật sự thực hành.

Cũng như vậy thường thường chúng ta sống trong một gia đình, trong một xã hội, trong một đoàn thể, một công ty xí nghiệp nào đó nếu chúng ta ăn uống cũng có chừng mực và biết bữa nay mình ăn cái gì nếu lỡ trúng độc hoặc bị đau bụng hay khi nào cũng biết hôm bữa mình ăn món gì lạ món gì quen. Nên một người thật sự mà họ sống mà biết họ ăn cái gì bữa nay, họ uống nước gì, nước canh, nước cam, nước lọc hay nước gì đó mà họ

biết họ uống nước đó thì khi họ đau bụng hoặc họ bị ngộ độc thì họ có thể nói cho người ta được và người ta cũng có thể giúp cho người này rất dễ. Thường thường mình vào bệnh viện mình bị thổ tả hay bị trúng độc người ta hỏi mình ăn cái gì mình uống cái gì, mình ăn uống như vậy để người ta muốn hỏi như vậy để mình nhớ lại mình ăn uống cái gì đó. Hoặc những loại rau củ hiện giờ là những loại có nhiều chất độc mà người ta có thể biết được mình ăn chất rau chất đó và người ta có thể có liều thuốc trị cho mình rất dễ. Nên thường dù mình ăn uống mình sinh hoạt sao đó mà mình có sự ghi nhận mình biết, thì là một người có nếp sống chừng mực như vậy. Chớ một người thường thất niệm thì họ hay thái quá bất cập, lúc làm thì làm tích cực, lúc bỏ thì bỏ trôi lăn, những người như vậy là họ thiếu chánh niệm, những người như vậy thì hình như ít ai dám giao việc cho người này, lúc làm thì làm cắm đầu cắm cổ làm đến bịnh luôn, lúc không làm thì ở không đi chơi hoài. Cũng vậy, mình thấy rằng một người sống có chừng mực thì xã hội rất cần những người đó và trong gia đình của chúng ta cũng cần những người sống có chừng mực ,và họ ăn uống cái gì họ cũng biết được mình đang ăn uống cái gì hay làm cái gì thì những người này thật sự là những người cư sĩ hay người xuất gia rất là lợi ích và có thể làm gương mẫu cho mọi người được. Thì con xin trả lời với câu của TT Giác Đẳng là như vậy.

Một phần của tài liệu Thiền Minh Sát Bài - Bồ Đề Phần (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)