Phần thảo luận 4) TT Thích Giác Chánh

Một phần của tài liệu Thiền Minh Sát Bài - Bồ Đề Phần (Trang 38 - 40)

4) TT Thích Giác Chánh

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Thưa Sư Trưởng con xin được hỏi Sư Trưởng một câu là chúng ta nói đến chánh niệm là một cách ghi nhận mà mình không có phản ứng không có thái độđối với cái gì nó xảy ra, nhưng mà rồi chúng ta cũng nói rằng chánh niệm có khả năng hoá giải nhất là những cảm xúc vui buồn hay là những phiền não trong lòng. Thì nếu ghi nhận mà không có thái độ gì hết thì nó hoá giải bằng cách nào. Chúng con xin Sư Trưởng hoan hỷ giảng thêm một ít vềđiểm này cho qúy Phật tử

Sư Trưởng: Câu hỏi của TT Giác Đẳng nói là chánh niệm thì có khả

năng hoá giải những phiền não như ác pháp bất thiện pháp, như vậy thì hoá giải bằng cách nào? Ởđây tôi có thể trả lời bằng cách rất đơn giản rõ ràng nhất theo ý nghĩa A Tỳ Đàm thì tâm không thể một lúc mà biết hai cảnh, và cũng không thể có hai tâm một lúc mà cùng sanh, do đó hễ khi ta biết cảnh này thì không biết cảnh kia, mà có tâm này thì không có tâm nọ, mà chánh niệm thì nó chỉ có trong phạm vi của tâm sobana citta là tâm hảo chứ nó không có trong phần asobana là vô tịnh hảo. Tức là kể cả tâm bất thiện và tâm vô nhân cũng không có niệm, mà hễ niệm có mặt thì thiện pháp có mặt, mà thiện pháp có mặt thì bất thiện pháp không có mặt, do đó sở dĩ chúng ta thấy người đó dầu có tu tập chánh niệm hay niệm xứ nhưng vẫn còn sân hay vẫn còn nóng giận. Nói chung là phiền não bởi vì cái niệm nó lỗ đỗ như thí dụ hồi nãy tôi dẫn dụ; giống như máy chụp hình riêng từng tấm do đó nên nó còn xen kẽ, còn nếu quay phim như có chánh niệm liên tục thì bất cứ người đó họđưa tay lên để tay xuống những động tác nào làm đều được thu vào tất cả. Cũng vậy nếu có chánh niệm liên tục thì ác pháp, bất thiện pháp sẽ không có mặt, tự nó hoá giải tức là tự làm cho chánh niệm có mặt là thiện pháp có mặt thì những vui buồn phiền não ác pháp bất thiện pháp tự nó bịđào thải.

Điều này là chính vì sự tu tập chánh niệm có lợi như vậy, và chánh niệm ghi nhận bất cứ cảnh gì sanh lên ghi nhận được thì phải biết rằng chánh niệm này chẳng những chỉ trong tâm tịnh hảo mà nó thuộc về phần ý thức. Một vị Bà la môn hỏi Đức Phật; “mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân, nhãn căn, nhĩ

căn, ý căn, thiệt căn, và thân căn có đối cảnh sai khác, tức là con mắt thì có cảnh sắc, tai thì có cảnh thinh, mũi thì cảnh khí, lưỡi thì có cảnh vị, thân thì có cảnh xúc, nên gọi là mỗi căn thì có đối cảnh sai khác, hành cảnh sai khác, chúng không có sự là hoàn quyệt với nhau; là nhãn thức sanh lên nhĩ căn hay bắt cảnh thinh hay bắt các cảnh vị thứ khác. Do đó nên mới nói là đối cảnh sẽ khác, hành cảnh sẽ khác, chúng không có sự

Ngài trả lời là: “lấy ý làm chỗ quy hướng, thì điều này chúng ta học trong Vi Diệu Pháp thấy rất rõ dầu cho mắt thấy cảnh sắc, tai nghe cảnh thinh rồi có nhãn thức, nhĩ thức sanh khởi nhưng sau nhãn thức, nhĩ thức đó thì những tâm như là tâm tiếp thu quan sát phân đoán cho tới những tâm javana là tâm tốc thì nó đều là ý thức cả nên gọi là lấy ý mà quy hướng”. “Ý lấy gì làm điểm quy hướng?” Đức Phật đáp; “lấy niệm làm điểm quy hướng, thì đây là nói lên sự tu tập tốt hơn, nếu không có niệm làm điểm quy hướng thì ý có thể phan theo duyên chạy theo trần cảnh, và hễ mắt thấy thì nhận ra cảnh sắc tham sân khởi lên, tai nghe tiếng thành ý bịđộng cũng bị chi phối mãi, còn nếu có niệm gom lại thì ý thức này được an lập nên được đặt để vững chắc, trong khi đối tượng ghi vào nó chỉ có bổn phận ghi nhận.”

Vị bà la môn này lại hỏi tiếp: “niệm lấy gì làm chỗ quy hướng?” Đức Phật dạy: “lấy điều giải thoát làm quy hướng, giải thoát cái gì? niệm ở đây là cái gì sanh lên nhưng thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân cảm xúc chỉ là cảm giác, rồi thì ý thức khởi lên chỉ là sự biết như vậy thì khi đối cảnh sanh lên, nhưng cũng như câu duyên qua rồi cảnh cũng không. Nếu hình ảnh hiện lên kiếng thì lúc đó chánh niệm cũng giống như tấm kiếng lớn, hễ khi người đó đi khuất thì nó cũng mất chứ nó không còn lưu lại một cái gì trong tấm kiếng đó như thế nào, thì đối với niệm có sự giải thoát tức là khi nó hiện thì nhận biết.”

Rồi vị Bà la môn này hỏi tiếp: “giải thoát lấy gì làm điểm quy hướng?”

Đức Phật đáp: “lấy Niết bàn làm điểm quy hướng, tức là Niết bàn là “nirodha” là sự tịch diệt vắng lặng. Chính vì sự tu tập này là có sự hoá giải những ác pháp những bất thiện pháp tuần tự nhưđã trình bày.”

Và khi được Đức Phật trả lời như vậy vị Bà la môn này lại hỏi tiếp: “Niết bàn lấy gì làm quy hướng?” thì Đức Phật trả lời: “thôi vừa rồi nè Bà la môn, bất cứ vấn đề nào cũng phải đi đến hồi kết thúc. Hơn nữa trong giáo pháp này lấy Niết bàn làm điểm tựa, lấy Niết bàn làm cứu cánh”. Và khi

Đức Phật giảng xong thì vị này rất hoan hỷđã chứng quả A Na Hàm. Lấy đoạn Phật ngôn vấn đáp kể trên như là cũng đủđể trả lời qua câu hỏi của TT Giác Đẳng về vấn đề chánh niệm có thể hoá giải được tâm mình như thế nào thì để ý như câu Phật ngôn tôi vừa chích dẫn ở trên là như

Phần thảo luận 5) TT Tu ệ Si êu

Một phần của tài liệu Thiền Minh Sát Bài - Bồ Đề Phần (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)