TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3.2. Tình hình nghiên cứu gang cầu tôi đẳng nhiệt trong nước
* Ở nước ta việc nghiên cứu chế tạo gang cầu có tính chất mới gần đây được các cơ sở nghiên cứu như trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã có nhiều những đề tài nghiên cứu về gang cầu điển hình là đề tài nghiên cứu sinh của anh Quách Tất Bát về “Nghiên cứu công nghệ chế tạo gang cầu ADI”[38]. Với mác gang cầu có thành phần 3,6 %C; 2,44%Si; 0,36 %Mn; 0,89 %Ni; 0,11 %Cr; 0,61 %Cu; 0,036 %Mg; 0,015 %S; 0,0056 %P. Gang có tổ chức ban đầu ở trạng thái đúc là ferit và peclit (chiếm trên 80 %). Tác giả đã tiến hành tôi đẳng nhiệt ở các chế độ austenit hóa hoàn toàn.
Quá trình nghiên cứu đã thu được các kết quả, làm thay đổi cơ tính và tổ chức tế vi một cách rõ rệt của gang cầu sau khi austenit hóa và tôi đẳng nhiệt độ bền lên tới > 1000 Mpa, độ giãn dài tương đối ≈ 10 %.
* Trên tạp chí khoa học và công nghệ số 51 Thầy Nguyễn Hữu Dũng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng nghiên cứu: „„Chuyển biến ausferit trong công nghiệp chế tạo gang cầu tôi đẳng nhiệt (ADI)‟‟[39]. Trong nghiên cứu này cũng đã phân tích rõ rằng các nguyên tố hợp kim có tác dụng làm xuất hiện nhánh phụ của đường cong chữ C, đẩy đường cong chữ C dịch phải và làm giảm nhiệt độ tôi tới hạn.
Trong nghiên cứu này cũng nói rõ từng giai đoạn của phản ứng tạo thành các pha, sử dụng phương trình Johnson-Mehl-Avrami để mô tả tiến trình chuyển biến đẳng nhiệt:
f = 1 – exp (- ktn) (1.3)
f: Là tỉ phần của sản phẩm chuyển biến (%), t: Thời gian phản ứng, k và n: là hằng số thực nghiệm dưới điều kiên chuyển biến.
Với thành phần hóa học 3,55 %C; 2,6 %Si; 0,52 %Mn; 0,63 %Ni; 0,16 %Cr; 0,278 %Cu; 0,052 %Mo; 0,031 %Mg; 0,011 %S; 0,044 %P và tổ chức gang cầu ở trạng thái đúc có nền là ferit và peclit (chiếm > 80 %). Công trình đã nghiên cứu với các chế độ nhiệt luyện: nung mẫu lên nhiệt độ austenit hóa và tôi đẳng nhiệt.