4.4.1 Công suất tác dụng P
Công suất tác dụng P của mạch ba pha bằng tổng công suất tác dụng của các pha cộng lại. Gọi PA, PB, Pc tương ứng là công suất tác dụng của pha A, B, C ta có:
P = PA + PB +Pc = UA IA cosφA + UBIBcosφB + UCIC cosφC
Khi ba pha đối xứng
Điện áp pha : UA = UB = UC = Up
Dòng điện pha : IA =IB = IC = Ip
Hệ số công suất: cosφA = cosφB = cosφC= cosφ
Ta có: P = 3UpIpcosφ (4-11) hoặc: P = 3RPI2
P (4-12) Trong đó Rp là điện trở pha của tải.
Thay đại lượng pha bằng đại lượng dây : Đối với cách nối hình sao : IP = Id;
3 U
U d
P
Đối với cách nối hình tam giác :
3 I
I d
P ; UP = Ud vào công thức (4-11) ta có biểu thức công suất viết theo đại lượng dây, áp dụng cho cả trường hợp hình
sao và hình tam giác đối xứng: P = 3UdIdcosφ (4-13) Trong đó φ – góc lệch pha giữa điện áp pha và dòng điện pha tương ứng
2 2 P P X R RP cos 4.4.2 Công suất phản kháng Q
Công suất phản kháng Q của ba pha là tổng công suất phản kháng của các pha cộng lại: Q = QA + QB + QC = UAIAsinφA+ UBIBsinφB + UCICsinφC
Khi mạch đối xứng ta có : Q = 3UpIpsinφ (4-14) hoặc Q = 3XpI2
p (4-15) Trong đó : Xp – là điện kháng pha của tải.
4.4.3 Công suất biểu kiến của mạch 3 pha đối xứng
S = 3UPIP (4-17) hoặc S = 3UdId (4-18) hoặc S = 3ZPI2
P (4-19)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm về mạch điện ba pha? Nguyên tắc tạo ra các s.đ.đ ba pha? 2. Thế nào là nguồn điện ba pha đối xứng? Phụ tải ba pha đối xứng? Mạch điện ba pha đối xứng?
3. Trình bày quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha của mạch ba pha đối xứng trong trường hợp mạch nối hình sao?
4. Trình bày quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha của mạch ba pha đối xứng trong trường hợp mạch nối tam giác?
5. Trình bày vê các công suất của mạch điện ba pha?
6. Động cơ ba pha đấu sao, nối vào lưới điện có Ud = 380V tiêu thụ công suất P = 10kW, cosφ = 0,8. Xác định dòng điện của động cơ?
7. Động cơ ba pha nối tam giác, đặt vào lưới điện ba pha có Ud = 220V, tiêu thụ công suất P =5,28kW, Xác định dòng điện pha và dây? (Biết cosφ = 0,8 ).
8. Phụ tải ba pha đối xứng, điện trở mỗi pha R = 16Ω, X = 12Ω nối hình sao đặt vào điện áp ba pha đối xứng có Ud = 100V. Xác định dòng điện qua phụ tải, công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến của mạch tiêu thụ? Hệ số công suất cosφ của phụ tải?
9. Mạch điện ba pha đối xứng phụ tải nối hình sao có tổng trở ba pha gồm RP=7Ω, XP= 6Ω nối với nguồn qua đường dây có điện trở dây Rd= 1Ω. Xác định dòng điện qua phụ tải, công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến của mạch tiêu thụ. Biết điện áp dây của nguồn tiêu thụ là 220V.
Gợi ý trả lời câu hỏi và hướng dẫn bài tập
1. Nêu khái niệm về mạch điện ba pha? Nguyên tắc tạo ra các s.đ.đ ba pha? + Khái niệm
+ Nguyên tắc tạo ra các s.đ.đ ba pha.
2. Thế nào là nguồn điện ba pha đối xứng? Phụ tải ba pha đối xứng? Mạch điện ba pha đối xứng?
+ Nguồn điện gồm 3 sức điện động hình sin cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau một góc 1200 là nguồn điện ba pha đối xứng.
+ Tổng trở các pha của tải giống hệt nhau, ta có phụ tải ba pha đối xứng. + Mạch điện 3 pha đối xứng.
3. Trình bày quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha của mạch ba pha đối xứng trong trường hợp mạch nối hình sao?
+ Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha
- Điện áp pha Up - Điện áp dây Ud Ud = 3UP
4. Trình bày quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha của mạch ba pha đối xứng trong trường hợp mạch nối tam giác?
+ Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha Ud = Up . Id 3IP
5. Trình bày vê các công suất của mạch điện ba pha? + Công suất tác dụng P P = 3UpIpcosφ hoặc P = 3RPI2 P + Công suất phản kháng Q Q = 3UpIpsinφ hoặc Q = 3XpI2 p Q = 3UdIdsinφ
+ Công suất biểu kiến của mạch 3 pha đối xứng S = 3UPIP hoặc S = 3UdId hoặc S = 3ZPI2 P 6. ĐS: Id = 19 (A); Ip = 11 (A) 7. ĐS: Id = 17,6 (A); Ip = 10,3 (A)
8. ĐS: Id = Ip = 2,94 (A); P = 414,89 (W); Q = 302,8 (Var) ; S = 493 (Va), cosφ = 0,8.