2.2.4.1 Sử dụng và bảo quản thiết bị
* Bảo quả máy hàn :
- Khi đặt máy hàn phải đặt vào nơi thông gió, khô ráo, không để gần chỗ nóng quá, phải đặt thân máy vững vàng.
- Khi đấu máy với lưới điện thì điên thế thiết kế của máy sử dụng phải phù hợp với điện thế của lưới điện.
- Điều chỉnh dòng điện hàn, cực tính hàn phải tiến hành khi chưa có dòng điện hàn.
- Không sử dụng cường độ dòng điện hàn (Ih) quá mức quy định.
- Thường xuyên đảm bảo đầu nối của máy hàn với cáp điện tiếp xúc tốt, luôn luôn kiểm tra sự cách điện của dây cáp điện xem có tiếp xúc tốt hay không, đề phòng hiện tượng chập mạch với vật hàn.
- Máy hàn phải làm sạch bụi bẩn bằng khí nén.
- Cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình tiếp xúc của chổi than với cổ góp điện của máy phát điện một chiều, làm sạch những mạt than trên mặt cổ góp điện đảm bảo bề mặt của cổ góp điện bóng sạch .v.v..
- Tay gạt phải kiểm tra thường xuyên và định kỳ.
- Định kỳ kiểm tra dây tiếp đất của vỏ ngoài máy hàn điện để đảm bảo an toàn. - Khi máy hàn điện có sự cố phải lập tức ngắt nguồn điện, sau đó báo cho thợ điện để sửa chữa. Đối với người thợ hàn phải biết cách xử lý các sự cố đơn giản hoặc cùng thợ điện xử lý kịp thời sự cố để đảm bảo sản xuất liên tục.
2.2.4.2 Những dụng cụ hàn điện bằng tay
Dụng cụ của người thợ hàn gồm có:
- Dụng cụ đo: thước lá, ke vuông, thước dây.
- Dụng cụ phục vụ lúc hàn: búa gõ xỉ, búa nguội, bàn chải sắt, mặt nạ hàn, dụng cụ cầm tay, mũ, kính hàn .v.v.
39
- Dụng cụ để người thợ hàn thực hiện nhiệm vụ: Kìm hàn điện (thường có những cấu tạo khác nhau) nhưng có những yêu cầu giống nhau là phải thuận tiện, nhẹ nhàng, trọng lượng không quá 0,5kg. Cấu tạo của kìm phải kẹp được que hàn với góc độ bất kỳ.