Kỹ thuật hàn ở các vị trí khác nhau

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành hàn cơ bản (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 70 - 78)

2.3.3.1 Hàn bằng

a. Đặc điểm

- Vật hàn chứa mối hàn nằm trong mặt phẳng góc 00 600.

70

- Khi kim loại nóng chảy từ que hàn vào bể hàn, dựa vào trọng lượng của bản thân nó vào vùng nóng chảy (bể hàn) một cách dễ dàng.

- Trong quá trình hàn người thợ hàn dễ quan sát vùng nóng chảy giữa que hàn và kim loại cơ bản, theo hướng hàn.

Tóm lại: Hàn bằng được dùng rộng rãi trong sản xuất, nên tạo điều kiện để thay đổi những vị trí hàn khác thành vị trí hàn bằng.

b. Phân loại

- Hàn bằng giáp mối

+ Hàn bằng giáp mối không vát cạnh. + Hàn bằng giáp mối vát cạnh chữ V, X. - Hàn bằng lấp góc:

+ Hàn bằng lấp góc chồng (c). + Hàn bằng lấp góc chữ T (g, t). c. Kỹ thuật hàn giáp mối

* Hàn bằng giáp mối.( Ký hiệu T- m2- 8x2)

- Với những vật hàn có chiều dày S ≤6mmthì có thể không cần vát cạnh. + Tuỳ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau khi hàn mà vát cạnh hay không vát cạnh.

+ Tuỳ thuộc vào việc sử dụng thiết bị hàn quyết định ...

- Với những vật hàn có chiều dày S >6mm thì người ta thường tiến hành vát cạnh theo hình chữ V, K, X mục đích để đảm bảo mối hàn ngấu.

- Trước khi hàn giáp mối ngoài các yêu cầu kỹ thuật ra còn phải kể đến yêu cầu kỹ thuật của mối hàn đính. Mối hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn như chiều sâu ngấu, kích thước mối hàn, vật hàn bị biến dạng và năng suất thấp.

Cho nên mối hàn đính trong quá trình lắp ghép phải thực hiện những yêu cầu sau:

71

Hình 2-44: Hàn đính

+ Khoảng cánh mối hàn đính tiếp theo phải đạt trong khoảng: L=(30÷40).S ≤ 300mm

+ Chiều dài mối hàn đính: l = (40÷50).S ≤ 30mm + Chiều cao của mối hàn đính: h = (0,5÷0,7).S mm

+ Khoảng cách đặt đầu mối hàn đính cách mép đầu vật hàn là: 10÷15mm Trong đó: S chiều dày mối hàn (mm).

Vì nếu mối hàn đính quá dài, quá cao dễ làm cho mối hàn không ngấu tại mối hàn đính.

- Nếu mối hàn đính quá nhỏ, khoảng cách quá dài, trong quá trình hàn mối hàn đính bị nứt do ứng suất nhiệt trong lúc hàn sinh ra, làm biến dạng vật hàn hoặc phải dừng để hàn đính lại làm giảm năng suất của người thợ hàn.

- Góc độ que hàn (Hình 3-19):  = 600 750 ;  = 900

Hình 2-45: Góc độ que hàn khi hàn bằng giáp mối

- Cường độ dòng điện hàn: Ihb = (40  60).d (A)

- Phương pháp dao động đầu que hàn: Đường thẳng, đường thẳng đi lại, răng cưa, bán nguyệt, vòng tròn lệch.

- Tốc độ di chuyển que hàn :

+ Khi hàn mặt trước (phía không có mối hàn đính) tốc độ hàn hơi chậm hơn so với mối hàn phía có mối hàn đính, mục đích để đạt yêu cầu kỹ thuật về bề rộng và chiều sâu nóng chảy của mối hàn tương đối tốt hơn.

72

+ Khi hàn mặt sau (phía có mối hàn đính), tốc độ hàn đi nhanh hơn để bề rộng mối hàn giảm. Tuy nhiên khi đi qua mối hàn đính thì phải giảm tốc độ để đủ thời gian làm nóng chảy mối hàn đính làm ngấu mối hàn, do đó tại chỗ có mối hàn đính thường chiều cao sẽ cao hơn những chỗ khác.

- Chiều dài hồ quang: l  d (mm) l: Chiều dài hồ quang

d: Đường kính que hàn (mm)

- Khi chiều dầy vật hàn S  6(mm), phải vát cạnh chữ V, X để đảm bảo chiều sâu ngấu và bề rộng của mỗi hàn, thường dùng phương pháp hàn nhiều lớp hoặc nhiều đường nhiều lớp.

* Hàn bằng liên kết chữ T. (Ký hiệu: T- t2 - 6)

Khi hàn liên kết chữ T có thể vát cạnh hoặc không vát cạnh. Nếu vát cạnh thi có thể vát 1 phía hoặc 2 phía, hàn một lớp hoặc hàn nhiều lớp, nhiều đường.

- Góc độ que hàn:

+ Góc độ : là góc hợp bởi tâm của que hàn với trục của đường hàn một góc  = 600750

+ Góc độ : là góc giữa tâm que hàn và mặt vật hàn. Với góc này thường hay sinh ra những khuyết tật như hàn một cạnh, cháy cạnh, không ngấu (Hình 2-46)

Ch¸y c¹nh

Hình 2-46. Hàn cháy cạnh

Nguyên nhân gây ra ngoài việc chọn chế độ hàn không thích hợp còn do chia hồ quang không phù hợp với chiều dầy của vật hàn. Nếu 2 tấm thép có chiều dầy bằng nhau thì hồ quang chia ở chính giữa (= 450). Nếu 2 tấm thép có chiều dầy khác nhau thì hồ quang phải chia về phía tấm kim loại có chiều dầy lớn hơn để nhiệt độ của 2 tấm thép đều nhau: (Hình 2-47)

73

Hình 2-47

Trong thực tế nếu vật hàn có thể xoay chuyển được ta nên để vật hàn thành hình "lòng thuyền" để hàn. Với kiểu hàn này có thể tránh được những thiếu sót trên, đồng thời cho phép nâng cao chất lượng mối hàn.

Hình 2-48

- Cường độ dòng điện hàn khi hàn góc tăng 10 đến 15% so với cường độ dòng điện khi hàn bằng giáp mối vì chiều sâu nóng chảy của góc hàn lớn hơn chiều dầy vật hàn khi hàn giáp mối, đồng thời để mối hàn ngấu.

- Ngoài ra, khi hàn liên kết chữ T phải dùng cường độ dòng điện lớn vì thường gặp hiện tượng hồ quang thổi lệch do đó ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn.

- Hồ quang hàn : Dùng hồ quang trung bình. - Dao động đầu que hàn:

+ Nếu hàn một lớp một đường: Đường thẳng, răng cưa, bán nguyệt. + Nếu hàn nhiều lớp, nhiều đường: Lớp thứ nhất dao động theo đường thẳng, từ lớp tiếp theo dao dộng theo răng cưa, bán nguyệt để đảm bảo cạmh của mối hàn.

+ Tốc độ di chuyển que hàn: chậm hơn so với hàn bằng giáp mối. * Hàn bằng liên kết hàn chồng. (Ký hiệu môi hàn T- c2 -4)

Thực tế cũng là một loại hàn vuông góc. Kỹ thuật hàn cũng như hàn liên kết chữ T nhưmh khi hàn chồng thường xảy ra khuyết tật cháy cạnh.

74

Hình 2-49.

2.3.3.2 Hàn đứng a. Đặc điểm

- Mối hàn nằm trong góc (600 1200)

- Kim loại que hàn nóng chảy luôn luôn có hướng chảy xuống phía dưới cho nên khó hình thành đường hàn dễ xay ra khuyết tật mối hàn.

- Có thể hàn từ dưới hàn lên: Hồ quang được đốt nóng ở điểm thấp nhất rồi dần dần chuyển động lên trên.

- Có thể hàn từ trên hàn xuống: Hồ quang được mồi từ trên, que hàn được giữ vuông góc với bề mặt hàn.

- Cũng có khi người ta phối hợp cả 2 phương pháp khi hàn nhiều lớp: lớp 1 được đắp từ trên xuống, còn lớp sau được đắp từ dưới lên.

b. Phân loại

Có 2 loại

- Hàn leo giáp mối. - Hàn leo lấp góc.

c. Kỹ thuật hàn leo - Hàn leo giáp mối

Có thể vát cạnh vật hàn có chiều dày với S  6(mm), S < 6(mm) thì ít khi vát cạnh.

+ Đường kính que hàn: Dùng que hàn có đường kính nhỏ hơn so với hàn bằng, thường chọn dq  4mm. Nguyên nhân do thao tác khó khăn, người thợ luôn luôn phải nâng kìm hàn trong suốt quá trình hàn nên không phù hợp với que có đường kính lớn thì chiều dài que hàn lớn, trọng lượng tăng, mặt khác thợ hàn khó khống chế được chiều dài hồ quang và dao động đầu que hàn dẫn đến chất lượng mối hàn không đảm bảo.

+ Cường độ dòng điện khi hàn leo nhỏ hơn cường độ dòng điện hàn bằng từ (10%  15%)

75

+ Góc độ que hàn :  = 600 800 ,  = 900

+ Dao động đầu que hàn: Răng cưa, bán nguyệt, hồ quang nhảy, đường thẳng đi lại, số tám.

+ Chiều dài hồ quang: sử dụng hồ quang ngắn để rút ngắn khoảng cách giọt kim loại nóng chảy từ đầu que hàn vào bể hàn.

+ Tốc độ hàn: Chậm do cường độ dòng điện hàn nhỏ, nhiệt cung cấp để làm nóng chảy kim loại cơ bản nhỏ.

- Hàn leo lấp góc: Về tính chất gần giống như hàn leo giáp mối chỉ khác ở chỗ:

+ Cường độ dòng điện hàn lấy lớn hơn so với cường độ dòng điện hàn leo giáp mối để đảm bảo độ ngấu và thắng lực cản của góc hàn.

+ Góc độ : Với chiều dầy 2 cạnh bằng nhau thì  = 450 , góc độ điều chỉnh sao cho phù hợp vơi chiều dày vật liệu nếu chiều dày vật liệu không bằng nhau thì hồ quang hướng về phía tấm dầy hơn góc  = 55 600

Hình 2-51

Hình 2-50

2.3.3.3 Hàn ngang

a. Đặc điểm

- Mối hàn nằm trong mặt phẳng có góc độ từ 60 1200 theo phương nằm ngang. - Đây là loại mối hàn rất khó đòi hỏi tay nghề của người thợ rất cao. - Kim loại lỏng thường bị chảy nhiều xuống mép hàn dưới làm chất lượng mối hàn giảm (Chảy xệ, ngấu một phía).

b. Phân loại: Hàn ngang chỉ có một loại mối hàn duy nhất là hàn ngang giáp mối vát cạnh hoặc không vát cạnh.

76

- Nếu vát cạnh thì thường vát cạnh tấm trên còn tấm dưới không vát cạnh. c. Kỹ thuật hàn

- Cường độ dòng điện hàn 15  20% cường độ dòng điện khi hàn bằng giáp mối.

- Đường kính que hàn dq= 4mm nếu là mối hàn vát cạnh phải hàn nhiều lớp, nhiều đường thì lớp thứ nhất nên chọn dq = 3(mm) để mối hàn đảm bảo ngấu, còn từ lớp thứ tiếp theo chọn dq = 4mm.

- Góc độ que hàn:  =  = 750 800

- Dao động đầu que hàn: Vòng tròn lệch hoặc đường thẳng đi lại khi khe hở nhỏ.

- Chiều dài hồ quang: hồ quang ngắn

Hình 2-52:

2.3.3.4 Hàn ngửa a. Đặc điểm

- Nằm trong góc độ từ 120  1800

- Là loại mối hàn khó nhất, phức tạp nhất so với các loại mối hàn khác. - Đáy của mối hàn trần lại ở phía trên vì vậy các chất tạp như xỉ, và bất cứ loại thể hơi nào cũng có chiều hướng nổi lên phía trên cho nên rất dễ sinh ra mối hàn chứa ổ khí, ổ xỉ. Còn kim loại nóng chảy luôn luôn bị trọng lượng của bản thân nó trào xuống phía dưới làm cho đường hàn chảy xệ, không phẳng và khó hình thành.

b. Phân loại

Có 2 loại mối ghép - Hàn ngửa giáp mối - Hàn ngửa lấp góc.

77

+ Nên chọn đường kính que hàn dq  4(mm) không nên chọn đường kính que hàn lớn vì rất khó thao tác và nhanh mệt mỏi cho người thợ.

+ Que hàn có lớp thuốc bọc dầy để tạo cho đầu que hàn có ống loe vạt đầu tạo ống phóng đẩy kim loại nóng chảy từ đầu que hàn vào bể hàn.

- Cường độ dòng điện hàn trần nhỏ hơn từ 15  20% cương độ dòng điện khi hàn bằng. Không nên chọn dòng điện hàn quá nhỏ quá làm độ sâu nóng chảy không đạt, còn làm cho hồ quang cháy không ổn định, chất lượng mối hàn kém.

- Góc độ que hàn: cần phải căn cứ vào vị trí của từng đường hàn để điều chỉnh cho thích hợp thường:  =700  800,  = 900 áp dụng cho hàn giáp mối còn  = 450 áp dụng cho hàn lấp góc.

- Dao động đầu que hàn:

+ Nếu hàn một lớp: đường thẳng, đường thẳng đi lại, răng cưa, bán nguyệt.

+ Nếu hàn nhiều lớp, nhiều đường thì: Lớp thứ nhất dao động theo đường thẳng, đường thẳng đi lại. Lớp thứ tiếp theo dao động răng cưa, bán nguyệt.

- Chiều dài hồ quang: Hồ quang cực ngắn.

- Tốc độ hàn: vừa phải, không nên đi chậm làm cho lượng kim loại nóng chảy quá nhiều vào vũng hàn làm cho mối hàn bị chảy xệ.

Hình 2-53

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành hàn cơ bản (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)