Các nguyên tắc chọn chuẩn khi gia công

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

Mục tiêu:

- Trình bày nguyên tắc chọn chuẩn thô và tinh;

- Vận dụng được nguyên tắc chọn chuẩn vào thực tế,, đảm bảo hợp lý; - Có tính tích cực, sáng tạo trong học tập.

Khi chọn chuẩn để gia công các chi tiết máy, cần đảm bảo các yêu cầu sau: Nâng cao năng suất, hạ giá thành.

2.4.1. Chọn chuẩn thô

Chuẩn thô thường dùng trong nguyên công đầu tiên của quá trình gia công cơ. Việc chọn chuẩn thô có ý nghĩa quyết định đối với quá trình công nghệ, có ảnh hưởng đến các nguyên công sau, đến độ chính xác gia công của chi tiét. Khi chọn chuẩn thồ cẩn chú ý hai yêu cầu sau:

- Đảm bảo độ chính xác cần thiết về vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công và các bề mặt không gia công.

Ví dụ. trên hình 2-17 là phôi đúc của chi tiết hộp. Phồi đúc cần gia cồng các bề mặt A, B và lỗ 0.

Trường hợp 1 : Không có lỗ đúc sẵn. Trước hết lấy mặi B làm chuốn thô để gia công mặt A, sau đó lấy mặt A làm chuẩn để gia công hai bể mặt B, 0.

Trường hợp 2 : Có lỗ đúc sẵn. Khi đó phải lấy lỗ làm chuẩn để gia công mặl A, sau đó lây mặt A làm chuẩn đổ gia công mặt B. Như vậy lượng dư phân bố' đều, tránh phế phẩm khi lồ bị đúc lệch, vì nếu lổ đúc lệch, luợng dư phân không đều, khi gia công, lỗ bị lệch tâm hoặc có sai số hình dạng hình học do lực cắt thay đổi. Trường hợp lồ bị đúc lệch quá sẽ không đủ lượng dư để gia công lỗ.

Dựa vào các yêu cẩu trên, người ta đưa ra các nguyên tắc chọn chuẩn thô. Nguyên tắc 1: Nếu chi tiết có 1 bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt đó làm chuẩn thô, vì như vậy sẽ làm cho sự thay đổi vị trí tương quan giữa bề mặt không gia công và bề mặt gia công là nhỏ nhất.

Hình 2-17. Chọn chuẩn thô cho píttông

Ví dụ: Khi gia công píttông (h. 2-17) người la chọn chuẩn thô là mặt trong

không gia công cùa píttông để đảm bảo đỉnh và thành píttông có chiều dày đều theo yêu cầu.

Nguyên tắc 2 : Nếu chi tiếi có một số bề mặt không gia công thì nên chọn bề

mặt không gia công nào có yêu cầu độ chính xác về vị trí tương quan cao nhất đối với bề mật sẽ gia cồng, làm chuẩn thô.

Ví đụ: Khi gia công lỗ biên (h. 2.18). nên lấy mặt A làm chuẩn thô để đàm bảo lổ gia công có bề dày đều đặn.

Nguyên tắc 3 : Nếu chi tiết có nhiều bề mặt gia công thì nên chọn mặt nào

có lượng dư nhỏ và đều làm chuẩn thô.

Ví dụ: Khi gia công thân máy tiện (H2-19) người ta chọn mặt B làm chuẩn thô để gia công mặt A, sau đó lấy mặt A làm chuẩn tinh để gia công mặt B, vì khi đúc, mặt B nằm ở nửa phẩn khuôn dưới, do đó mật B có cấu trúc kim loại tốt, bề mặt đúc nhẵn, đều .

Hình 2-19. Gia công thân máy tiện.

Hình 2-20. Gia công trục bậc

Nguyên tắc 4: Khi chọn chuẩn thô nên chọn bề mặt bằng phẳng không có rìa mép dập, đậu ngót, đậu rót hoặc quá gổ ghề.

Nguyên tắc 5: Chuẩn thô chỉ nên dùng một lần trong quá trình gia công.

Ví đụ: Khi gia công trục bậc , bề mặt 2 là bề mặt không gia công được dùng làm chuẩn để gia công mật 3. Sau đó để gia công mặt 1 ta lấy mặt 3 làm chuẩn tinh. Nếu ta lấy mặl 2 làm chuẩn thô để gia cổng mặt 1 thì sẽ không đảm bảo đô đồng tâm giữa mặt 1 và mặt 3.

2.4.2. Chọn chuẩn tinh

Nguyên tắc 1 : Khi chọn chuẩn tinh nên chọn chuẩn tinh chính, như vậy

sẽ làm cho chi tiết lúc gia công có vị trí tương tự như khi làm việc.

Ví dụ: Khi gia công răng của bánh răng chuẩn tinh được chọn là lỗ B và mặt đầu A. Lỗ B là bề mặt sau này được lắp ghép với trục truyền động.(Hình 2-21)

Nguyên tắc 2: Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kich thước để sai

số chuẩn e = 0 . Mặt A là mặt chuẩn định vị và gốc kích thước H. (Hình2-22)

Nguyên tắc 3: Chọn chuẩn sao cho chi tiết không bị hiến dạng do lực kẹp

và lực cắt. Mặt chuẩn phải có đủ diện tích để định vị.

Nguyên tắc 4 : Chọn chuẩn sao cho kết cấu đổ gá đơn giản và thuân tiện khi sử dụng.

Nguyên tắc 5: Cố gắng chọn chuẩn là chuẩn tinh thống nhất.

Chuẩn tinh thống nhát là chuẩn được d ù n g trong hầu hết các nguyên công của quá trình cồng nghệ, vì nếu khi gá đặt mà thay đổi c h u ẩ n nhiều lần sẽ sinh ra sai số tích luỹ làm giảm độ chính xác gia công.

Ví dụ: Khi gia công vỏ hộp giảm tốc (h.2-23) chuẩn tinh thống nhất được chọn là mặt phẳng A và 2 lỗ B, C. Chuẩn tinh đó sẽ được dùng suốt trong quá trình gia công chi tiết vỏ hộp trừ nguyên công tạo mặt chuẩn và 2 lỗ B; C. Mật A khống chế 3 bậc tự do. Lỗ B khống chế 2 bậc lự do (chốt trụ ngắn) lỗ c khống chế 1 bạc tự do (chốt trám) (chống xoay quanh đường tâm của lỗ B).

Hình 2-22 Hình 2-23

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)