- Dụng cụ cắt được chọn theo kết cấu của bề mặt gia công, vật liệu, độ chính xác và năng suất yêu cầu. Khi chọn dao phải chú ý đến kích thước của bể mặt gia công, đặc biệt đối với những dao không định kích thước.
- Kích thước và các thông số hình học của dao phải được ghi đầy đủ và chì rõ tài liệu tham khảo cho các kích thước và thông số này.
- Độ cứng vững của dao là rất cần thiết, vì vậy đối với từng bề mặt gia công cụ thể phải chọn dao đủ độ cứng vững. Trong thực tế sản suất người ta hay dùng những loại dao được chế tạo bằng các vật liệu sau đây: Y12A, Y8A, 9XC, P18, Bk8, BK6, T15K6, T14K8, T5K10, T30K4.
Sau khi chọn được dao cần xác định tiêu chuần bền theo bảng 7. - Chọn dụng cắt cũng theo nguyên tắc chung đó là dạng sản xuất - Chọn dụng cụ cắt đảm bảo tính kinh tế
- Chọn dụng cụ cắt đảm bảo tính công nghệ
Câu hỏi
Câu 1: Nêu và lấy ví dụ minh họa, các chú ý khi vận dụng nguyên tắc 6 điểm.
Chương 3
Tính lượng dư gia công, chọn phôi cho các bước công nghệ
Giới thiệu:
“Phôi và lượng dư gia công” chủ yếu giới thiệu về các loại phôi và lượng dư gia công. Phương pháp chuẩn bị phôi trước khi gia công.
I. Mục tiêu:
- Trình bày được, ưu khuyết và phạm vi sử dụng của phương pháp chế tạo phôi; - Biết cách xác định lương dư theo bảng;
- Chọn được phương pháp gia công thích hợp cho từng loại phôi;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận trong học tập. II. Nội dung: