3.2.1 Khái niệm
Lượng dư gia công là lượng kim loại cần cắt bỏ trên phôi, để tạo ra hình dạng kích thước chi tiết gia công theo yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.
Lớp kim loại được hớt đi trong quá trình gia công được gọi là lượng dư gia công. Nếu lượng dư gia công quá loqns sẽ dẫn đến;
Tốn vật liệu, làm cho hệ số sử dụng vật liệu giảm xuống; Tăng khối lượng lao động để gia công chi tiết;
Tốn năng lượng điện vì phải cắt nhiều lần..;
Hao mòn dụng cụ máy mòn nhanh, vận chuyển nặng. Nếu lượng dư quá nhỏ sẽ dẫn đến:
Gây hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết dao mòn nhanh bề mặt chi tiết kém nhẵn bóng, tăng phế phẩm tăng giá thành sản phẩm của phôi.
3.2.2. Phân loại lượng dư gia công
3.2.2.1. Lượng dư trung gian
* Lượng dư gia công trung gian (Zb) được xác định bằng hiệu số kích thước do bước (hay nguyên công) đang thực hiện tạo nên với kích thước do bước (hay nguyên công) sát trước để lại. Lượng dư gia công trung gian (Zb)) ( hình 3.1) 1à:- Đối với mặt ngoài: Zb = a - b
- Đối với mặt trong: Zb = b – a
Lượng dư gia công tổng cộng được xác định bằng hiệu số kích thước của phôi thô và chi tiết hoàn chỉnh.
+ Lượng dư gia công tổng cộng được xác định như sau: + Đối với mặt ngoài : Zo = Kph– Kct
+ Đối với mặt trong : Zo = Kct –Kph Kph : kích thước của phôi thô
Kct : kích thước của chi tiết hoàn chỉnh
Mặt ngoài(Hình a) . Mặt trong (Hình b) Hình 3.1 lượng dư gia công trung gian (Zb)
Kích thước do bước công nghệ sát trước để lại, Kích thước do bước công nghệ đang thực hiện tạo nên
3.2.2.2 Lượng dư tổng cộng
Lượng dư tổng cộng là lớp kim loại cần hớt đi trong tất cả các nguyên công (hay các bước). Lượng dư tổng cộng được ký hiệu bằng Z0 và bằng hiệu số kích thước của phôi và của chi tiết.
Đối với trường hợp gia công mặt ngoài:
Zo= ap- act
Đối với trường hợp gia công mặt trong:
Ở đây: Zo - Lượng dư tổngcộng; ap - Kích thước của phôi; act - Kích thước của chi tiết.
Như vậy, lượng dư tổng cộng bằng tổng các lượng dư trung gian: Z0 = Z bi
Ở đây : n - tổng số bước hoặc nguyên công.
3.2.2.3 Lượng dư đối xứng
Lượng dư đối xứng tồn tại khi gia công các mặt tròn xoay(tròn ngoài, tròn trong) đối xứng (hình 3.2) và khi gia công các mặt phẳng đối xứng.
Khi gia công mặt tron ngoai (hình 3.2a): da – d b
Zb = ———— ( Hoặc) 2z b = d a – d b và 2z b = 1a – 1b
2
Khi gia công mặt tròn trong (hình 4.2b) db - da
Zb = ——— (Hoặc) 2z b = d b – d a và 2z b = 1b – 1a
2
Ở đây: 2Zb - lượng dư gia công đường kính hoặc lượng dư hai phía khi gia công các mặt phẳng đối xứng; da và db - các đường kính bề mặt bước hay nguyên công trước (da) và ở bước hay nguyên công đang thực hiện (db); la và lb - các kích thước giữa các mặt phẳng ở bước hay nguyên công trước (la) và ở bước hay nguyên công đang thực hiện (lb)
Hình 3-2: Gia công mặt tròn xoay