Tiêu chí số 06: Sản xuất

Một phần của tài liệu 13306_Du_thao_Bao_cao_ket_qua_tham_tra_huyen_Xuyen_Moc_dat_chuan_nong_thon_moi_nam_2021 (Trang 42 - 45)

4. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

4.6. Tiêu chí số 06: Sản xuất

a) Yêu cầu tiêu chí: Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện.

Huyện xác định nội dung tiêu chí: Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

- Có quy mô đất đai, mặt nước tại xã hoặc liên xã có một trong các vùng sản xuất tập trung đạt diện tích tối thiểu sau:

+ Vùng trồng Lúa: 02 vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung/huyện, diện tích 50ha/vùng;

+ Vùng trồng rau: Sản xuất tập trung 20ha/vùng;

+ Vùng trồng cây công nghiệp: Sản xuất tập trung 20ha/vùng; + Vùng trồng cây ăn quả: Sản xuất tập trung 300ha/vùng; + Vùng trồng cây lâm nghiệp: Trồng tập trung 500ha/vùng;

+ Vùng nuôi trồng thủy sản: Mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung 30ha/vùng.

- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

- Các khâu sản xuất trồng trọt được cơ giới hóa đồng bộ. Các khâu sản xuất chăn nuôi được áp dụng cơ giới hóa khâu cung cấp thức ăn, nước uống tự động. Nuôi trồng thủy sản được áp dụng cơ giới hóa các khâu quạt nước, máy nén khí, máy phun mưa cho ao nuôi.

b) Kết quả thực hiện:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thủy sản của huyện. Trên địa bàn huyện đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế của huyện, mang lại hiêu quả kinh tế cao, cụ thể như sau:

* Có quy mô đất đai, mặt nước lớn liên xã phù hợp với điều kiện thực tế của huyện:

Giai đoạn 2011-2021, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng sản phẩm, sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại…. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh và của huyện, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có lợi thế của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Lĩnh vực trồng trọt:

Vùng trồng lúa tập trung 820 ha (canh tác từ 2-3 vụ), nhãn xuồng cơm vàng 425,5 ha, thanh long 518 ha, hồ tiêu 4.250 ha, điều 2.490 ha, cao su 10.000 ha. Trong trồng trọt đã hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cây lúa, hồ tiêu, nhãn xuồng. Một số sản phẩm của huyện đã có chứng nhận nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý như hồ tiêu, nhãn xuồng cơm vàng, thanh long. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 11 cơ sở áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các loại cây trồng như: Hồ tiêu, nhàu, rau các loại, nấm, khoai mài, cây ăn trái. Công nghệ ứng dụng bao gồm: Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp điều tiết dinh dưỡng tự động trong sản xuất trồng trọt, công nghệ thủy canh.

- Lĩnh vực chăn nuôi:

+ Quy mô đàn gà, vịt với tổng đàn 959.950 con/năm (trong đó có 31 trang trại), trong đó: Đối với gà, vịt thịt là 854.250 con/năm; đối với gà, vịt đẻ trứng là 105.700 con/năm.

+ Quy mô đàn heo với tổng đàn 259.500 con/năm (trong đó có 29 trang trại). + Có 46/60 trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao trong sản xuất như: Chuồng lạnh, hệ thống máng ăn, máng uống tự động (26 trại heo và 20 trại gia cầm). Trong chăn nuôi đã hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như các trang trại chăn nuôi ký hợp đồng gia công cho các công ty liên doanh (Công ty Jappa, CP, Emivet…).

- Lĩnh vực thủy sản: Vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ tập trung chủ yếu tại xã Phước Thuận có 120 ha được đầu tư phát triển theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; đối tượng nuôi chính là tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú). Hiện nay, Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hạnh cũng đang thực hiện chuỗi liên kết với các hộ nuôi tôm với diện tích khoảng 07 ha, thực hiện theo dự án mô hình chuỗi an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi.

* Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững:

- Số các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản thực hiện thống kê và ký cam kết theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 15.343/15.343 hộ, đạt 100%.

- Trong lĩnh vực trồng trọt: Có 476 ha hồ tiêu đạt chứng nhận tiêu chuẩn SAN; có 17,3 ha nhãn xuồng cơm vàng đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; có 15 ha hồ tiêu và 20 ha cây nhàu đạt chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Có 60/60 trang trại trên địa bàn huyện được chứng nhận an toàn dịch bệnh.

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (không thuộc đối tượng nhỏ lẻ): Trên địa bàn huyện hiện có 42 cơ sở sơ chế, chế biến, thu mua hải sản được quản lý, kiểm soát về an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ:

Tính đến nay, toàn huyện hiện có 21 các loại máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với số lượng trên 37.200 chiếc; trong đó, tập trung chủ yếu ở các khâu như: Bơm nước tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,

tách hạt, vận chuyển, thiết bị cho ăn bán tự động, động cơ nổ và phương tiện khai thác hải sản.

- Về trồng trọt: Các khâu trong trồng trọt đã được cơ giới hóa như làm đất (lúa, bắp, cây ăn trái, cà phê, hồ tiêu, điều và cao su đạt 100%); bơm nước (cây ăn trái, cà phê, hồ tiêu đạt 100%); phun thuốc bảo vệ thực vật (cây ăn trái, cà phê, hồ tiêu, điều và cao su đạt 90%); tuốt đập/tách hạt (bắp, lúa đạt 100%); xay xát gạo (100%); vận chuyển nông sản (lúa, bắp, cây ăn trái, cà phê, hồ tiêu, điều và cao su đạt 100%).

- Về chăn nuôi: Hầu hết các trang trại, gia trại áp dụng cơ giới hóa trong sử dụng hệ thống chuồng trại bán tự động, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu như: Vệ sinh, làm mát chuồng trại; chế biến, phối trộn thức ăn; vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi; xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật, chất thải trong chăn nuôi; xây dựng hầm biogas chạy máy phát điện, đun nấu…

- Về thủy sản: Trong nuôi trồng thủy sản đã áp dụng cơ giới hóa trong các khâu vệ sinh ao đầm, sục khí ao nuôi, cung cấp nước, có 50% số hộ nuôi trồng thủy sản sử dụng máy cho ăn tự động.

c) Đánh giá tiêu chí: Đạt

Một phần của tài liệu 13306_Du_thao_Bao_cao_ket_qua_tham_tra_huyen_Xuyen_Moc_dat_chuan_nong_thon_moi_nam_2021 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)