1. Trách nhiệm của các sở, ngành
a) Sở Tư pháp
- Cơ quan chủ trì Đề án của tỉnh, có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cho UBND tỉnh, Bộ Tư pháp; sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
b) Công an tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh sách các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và phối hợp thực hiện trong phạm vi quản lý.
c) Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh:Có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình như: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; trật tự, an toàn giao thông; hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội...
d) Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp, hướng dẫn tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.
đ) Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ quan thông tin đại chúng, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ấp Bắc bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân tại các địa bàn trọng điểm.
e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường phối hợp và huy động nguồn lực tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật chấp hành nghiêm pháp luật.
g) Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức xét xử lưu động các vụ án điểm tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật nhất là các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, chú trọng việc lồng ghép tuyên truyền pháp luật khi xét xử lưu động.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp huyện
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án phù hợp với địa bàn, lĩnh vực, đối tượng của địa phương mình.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã là địa bàn trọng điểm tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật tại địa bàn cho nhân dân hoặc đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật tại cộng đồng nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật.
- Bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại kế hoạch này được bố trí từ ngân sách Nhà nước và dự toán trong kinh phí hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của sở, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này và định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thanh Đức
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG TỈNH TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 47/KH-UBND Tiền Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2019
KẾ HOẠCH
Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân
sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2019
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 452/QĐ-BTP ngày 11/3/2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020”; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 20/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020”.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh năm 2019. Cụ thể với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục phổ biến sâu rộng tinh thần, nội dung cơ bản và những quy đi ̣nh quan trọng của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR), các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, từ đó tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân.
2. Về mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo 100% báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện; 80% tuyên truyền viên pháp luật; 90% phóng viên, biên tập viên viết về pháp luật; 90% giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được phổ biến, bồi dưỡng nội dung cơ bản và những quy đi ̣nh quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để lồng ghép trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, giảng dạy pháp luật trong nhà trường.
- Đảm bảo 90% cán bộ, công chức, viên chức (cấp tỉnh, cấp huyện), 80% công chức cấp xã được phổ biến, nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản và những quy đi ̣nh quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để vận dụng trong thực thi công vụ.