Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ (trước đó là các Nghị quyết số 19 của các năm 2015, 2016, 2017 với những hướng tiếp cận phù hợp tình hình thực tiễn), UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 158/KH-UBND ngày 31/5/2018 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2018 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (PCI) tỉnh Tiền Giang năm 2018 và những năm tiếp theo; đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh thêm thông thoáng, minh bạch, thân thiện và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình xử lý, thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở tất cả các sở, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được chú trọng, trong đó quan tâm tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo động lực, sự đột phá về thu hút đầu tư vào tỉnh.
Trong năm 2018, đã đạt một số kết quả tiêu biểu như sau: Toàn bộ thủ tục hành chính công (thông qua hệ thống phần mềm Một cửa điện tử) của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã được tích hợp trên Cổng
2 Thông tin điện tử tỉnh; 100% các thủ tục hành chính của tỉnh được cung cấp dịch Thông tin điện tử tỉnh; 100% các thủ tục hành chính của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên là 1.994 thủ tục, trong đó 1.133 di ̣ch vu ̣ mức độ 3 (688 thủ tục cấp sở ngành, 445 thủ tục cấp huyện và cấp xã) và 861 dịch vụ công mức độ 4 (447 thủ tục cấp sở ngành, 279 thủ tục cấp huyện và 135 thủ tục cấp xã). Tỉnh đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư, giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Thời gian để giải quyết đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn xuống còn 02 ngày (Luật quy định tối đa là 03 ngày); thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án trong các khu, cụm công nghiệp được rút ngắn còn 09 ngày, đối với dự án nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp là 20 ngày (thấp hơn so với thời gian luật định là 35 ngày); thời gian giải quyết thủ tục đất đai được giảm từ 02 đến 10 ngày; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử qua hình thức điện thoại, các công cụ kết nối từ xa, khắc phục các lỗi ứng dụng trong quá trình kê khai; các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện liên thông từ cấp huyện lên tỉnh để giải quyết nhanh chóng, thuận tiện, giảm từ 30 - 50% thời gian so với trước đây.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý, hỗ trợ cho doanh nghiệp còn phức tạp và mức hỗ trợ còn thấp; cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có lúc cũng chưa thật sự nhịp nhàng, chặt chẽ cộng với những vướng mắc về cơ chế luật pháp chung dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cải cách hành chính. Công tác quy hoạch của tỉnh và cấp huyện vẫn còn bất cập, các quy hoạch chưa đánh giá, dự báo sát thực với yêu cầu phát triển của tỉnh và nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Công tác rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án tuy được chú trọng nhưng tính chủ động của một số ngành, địa phương chưa cao, có nơi chưa chủ động rà soát, thông báo tình hình hình dự án để cùng phối hợp và giải quyết kịp thời cho nhà đầu tư.