Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 30 - 34)

Phòng bệnh là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định.

Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh.

- Phòng bệnh bằng vắc xin:

Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN...) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân

tử (vắc xin thế hệ mới vắc xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Nhưng khi đưa vào cơ thể động vật lại có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.

Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại:

+ Vắc xin vô hoạt (còn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học những trên bề mặt của chúng vẫn giữ nguyên các protein còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vô hoạt dùng cho gà chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.

+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã được

làm yếu, không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm vàocơ thể, mầm bệnh vẫn còn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng có thể có loại gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng như sử dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng.

+ Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phầm được dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vắc

xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch... Nó đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.

- Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh:

Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một trạng thái miễn dịch bị động.

Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây tối miễn dịch cho loài gia súc như bò, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy huyết thanh, xử lý và bảo quản.

Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy chỉ

hoặc

vùng có uy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi triển lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 - 3 tuần, vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây miễn dịch chủ động lâu dài.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 30 - 34)